HomePhụ kiện nhạc cụMáy đếm nhịp, chuyện cán cân tiêu chuẩn của những nốt nhạc

Máy đếm nhịp, chuyện cán cân tiêu chuẩn của những nốt nhạc

Có thể bạn biết rằng máy đếm nhịp được xem là thiết bị chuyên dụng dùng để giúp đỡ người chơi nhạc có thể chơi nhạc theo nhịp độ nhạc cố định. Từ người chơi chuyên nghiệp đến người mới tập chơi đều phải sử dụng dụng cụ này để có thể luyện tập và trình diễn kỹ năng tốt hơn

Máy đếm nhịp và những điều cần tìm hiểu

Máy đếm nhịp hay còn gọi là metronome được xem là một thiết bị cơ học được dùng trong lĩnh vực âm nhạc với mục đích thiết lập nhịp độ cho thanh nhạc. Đây là một thiết bị bạn sẽ bắt gặp thường xuyên nếu bạn có tham gia các chương trình liên quan đến âm nhạc.

Lịch sử huy hoàng của chiếc máy đếm nhịp

Năm 1912 chiếc máy đếm nhịp đầu tiên được ra đời bởi Nikolaus Winkel, sau 200 năm chiếc máy này vẫn được sử dụng khá phổ biến và là công cụ chính để có thể phát triển cảm nhận về nhịp độ và nhịp điệu của âm nhạc. Không chỉ vậy, với sự phát triển của công nghệ khoa học metronome đã được cải biên và cho ra phiên bản ứng dụng online dễ dàng cho mọi người sử dụng.

Nguồn gốc tên gọi của những chiếc máy đếm nhịp

Cái tên Metronome có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Nó được cấu ghép từ hai từ “Metron”- đo đạc và “Nomos”- để điều chỉnh cái gì đó. Sau khi ghép hai từ lại ta có thể hình dung ra công dụng của nó là dùng để đo và điều chỉnh

Mặc dù Metronome được biết đến do ông Nikolaus Winkel sáng tạo ra những bản thiết kế được nhiều người biết đến lại thuộc về Johann Maelzel và được cấp bằng sáng chế sau vài năm

Máy đếm nhịp được nhiều nhà soạn nhạc sử dụng
Máy đếm nhịp được nhiều nhà soạn nhạc sử dụng

Các tính năng tiêu biểu được nhiều người biết 

Tốc độ của một máy đếm nhịp có thể được điều chỉnh tự do và thông thường được biểu diễn bằng số nhịp trên một phút. Với những thiết bị truyền thống thì việc chỉnh sửa nhịp chỉ có thể làm trong một vài bước cố định và phạm vi chỉnh sửa sẽ nằm trong khoảng 40-208 BPM. 

Nhưng với những ứng dụng chuyên nghiệp có xu hướng điều chỉnh linh hoạt hơn, thường sẽ đến 1000 BPM- một con số đáng kinh ngạc. Bên cạnh đó âm lượng của metronome phiên bản phần mềm cũng có thể được chỉnh sửa

Máy có nhiều tính năng nổi bật giúp việc làm nhạc dễ dàng hơn
Máy có nhiều tính năng nổi bật giúp việc làm nhạc dễ dàng hơn

Máy đếm nhịp được sử dụng khá phổ biến 

Metronome sẽ thường được ứng dụng trong các cuộc thiết lập nhịp độ âm nhạc. Kể từ lúc chiếc máy này được sáng tạo thì các nhà soạn nhạc có thể đưa ra chính xác BPM cho các tác phẩm mà họ biên soạn. 

Bằng việc sử dụng máy đếm nhịp có thể giúp chúng ta thiết lập lại một bản nhạc có nhịp độ tương tự hoặc chính xác với bản nhạc gốc cho dù nhà soạn nhạc đó không còn nữa.

Thiết bị này cũng được dùng để cảm nhận nhịp điệu một cách đều đặn của những người đang biểu diễn hay người người mới bắt đầu học nhạc. Việc dùng metronome giúp có thể kiểm soát tốc độ của bản nhạc và làm rõ ra những nhịp điệu bị sai trong bản phối đó.

Cấu tạo sơ bộ của máy đếm nhịp

Metronome của Maelzel đã sử dụng một bộ bánh răng để truyền năng lượng từ lò xo sang con lắc có trọng lượng. Mỗi cú xoay của con lắc tạo ra một tiếng tích tắc có thể nghe được và người dùng có thể điều chỉnh mặt số để kiểm soát nhịp độ của tiếng tích tắc 

Ngay sau khi chiếc máy đếm nhịp đầu tiên ra đời, các nhà soạn nhạc đáng chú ý như Beethoven đã bắt đầu đưa metronome (ký hiệu nhịp đập mỗi phút) vào bản thảo của họ. 

Các nhạc sĩ đã áp dụng các ký hiệu đã được tiêu chuẩn hóa để có thể chỉ ra các mối quan hệ nhịp độ của các bài hát. Theo một cách tương tự như vậy, đánh dấu metronome là một cách khá phổ biến để các nhà soạn nhạc truyền đạt nhịp độ mà họ dự định một tác phẩm sẽ được biểu diễn.

Bạn hãy tưởng tượng metronome là một cỗ máy có thể vẽ ra sơ đồ âm thanh cho đôi tai. Bằng cách áp dụng hệ thống quy tắc nhịp độ lên một bản nhạc, các nhạc sĩ có thể chia nhỏ các đa nhịp phức tạo ra nhiều phần nhỏ hơn nữa, điều này làm chúng dễ hiểu hơn. 

Sau đó, họ có thể thực hành những giai điệu khó hơn bằng các nhịp độ chậm hơn và sẽ tăng dần tốc độ và độ khó khi kỹ thuật của họ được cải thiện. Với những tiếng tích tắt của của metronome cũng có thể giúp cho các học viên xác định một cách không tự chủ về việc tăng tốc hay làm chậm các phần âm thanh của họ.

Metronome dạng cơ khí cổ điển có cấu tạo khá phức tạp 
Metronome dạng cơ khí cổ điển có cấu tạo khá phức tạp

Máy đếm nhịp có bao nhiêu loại?

Hầu hết trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại metronome khác nhau. Có nhiều mẫu mã, nhiều hãng với nhiều tầm khúc giá khác nhau. Vì vậy người sử dụng có thể tậu cho mình một chiếc máy phù hợp với khả năng kinh tế của bản thân và tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng. Dưới đây là một số loại Metronome thường gặp

Máy đếm nhịp dạng cơ khí

Đây được xem là phiên bản sơ khai của Metronome. Nó được sử dụng như một quả cân, có nút điều chỉnh ở đầu, kết thúc có một con lắc ngược để có thể kiểm soát được nhịp độ âm thanh. 

Vật nặng được đặt trượt trên trên đầu của thanh lắc dùng để giảm nhịp hoặc có thể trượt lên để tăng nhịp. Con lắc của máy đếm nhịp đu qua lại theo nhịp độ của âm thanh. 

Trong khi đó bên trong Metronome có một cơ chế tạo ra âm thanh trùng khớp với dao động của nó. metronome loại cơ khí này không cần năng lượng dạng pin nhưng cần năng lượng dạng dự trữ của lò xo quấn theo dạng đồng hồ.

Metronome dạng cơ khí là dạng dạng sơ khai nhất
Metronome dạng cơ khí là dạng dạng sơ khai nhất

Dạng điện tử 

Hầu hết các metronome được sử dụng hiện nay đều là metronome điện tử, bên trong nó được sử dụng một khối tinh thể để có thể duy trì độ chính xác của nó. Ở một số máy đơn giản thì sẽ có một nút bấm hoặc có thể nhiều nút bấm hơn để có thể điều chỉnh được nhịp độ.

Một số máy còn có nút note chuyên dụng dùng để chỉnh sửa nhịp. Ở một số dòng máy chuyên nghiệp thì còn có thể tạo ra nhiều âm thanh khác biệt với nhau về độ cao, âm lượng…

Máy đếm nhịp bằng ứng dụng trên máy

Đây là dạng Metronome được xem là hiện đại nhất. Nó được cài đặt sẵn trong các máy tính hay điện thoại. Với dạng này nó được trang bị thêm nhiều tiện ích, dễ dàng sử dụng. Hơn nữa trong các ứng dụng chuyên  nghiệp của phòng thu thì nó còn có thể theo dõi để đồng bộ được các bản nhạc của các nhạc sĩ.

Cách sử dụng được máy đếm nhịp

Việc dùng metronome thật sự không quá khó cho người mới bắt đầu . Nhưng bạn cần phải tập trung vào những điều sau đây để có sử dụng một cách thành thạo metronome và máy hỗ trợ bạn hiệu quả nhất có thể.

Điều đầu tiên khi bạn lên dây cót ở mức độ vừa phải tránh việc của vặn thêm nhiều khi đã ở mức giới hạn, điều này sẽ làm hỏng máy. Trong quá trình thay đổi nhịp cần rút hết cần chọn nhịp ra.

Lúc này bạn sẽ thấy các vật tương ứng ở các nhịp như 6/8, 4/4,¾, 2/4, để có thể chọn loại nhịp bạn đang cần sử dụng thì ta đẩy cần khớp với vạch tương ứng của nó. Dựa vào tốc độ đang tập của bạn nhìn lên bảng số đo tốc độ và sau đó rút quả nặng của con lắc để có thể điều chỉnh tốc độ một cách hợp lý.

Một điều cần lưu ý là nên tập theo chế độ tăng dần có nghĩa là từ chậm đến nhanh và đơn giản đến phức tạp không nên tập theo phương thức đốt cháy giai đoạn. Ngoài ra metronome sau khi dùng xong cần đậy nắp bảo quản cẩn thận tránh xa trẻ em.

Các nghệ sĩ cần sử dụng máy đếm nhịp để nâng cao trình độ
Các nghệ sĩ cần sử dụng máy đếm nhịp để nâng cao trình độ

Giới thiệu về phần mềm đếm nhịp online

Trước đây để có thể sở hữu một chiếc metronome thì chúng ta cần phải bỏ ra khá nhiều tiền để mua nó nhưng bây giờ chúng ta có thể sử dụng metronome online bằng cách truy cập internet.

Với phương thức này chúng ta có thể sử dụng nó ở mọi lúc mọi nơi miễn là chúng ta có mạng internet, metronome online đã trở thành một giải pháp tối ưu dành cho những người thường xuyên di chuyển mà lại muốn tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Nếu bạn có hứng thú về metronome online – dưới đây là những web được nhiều người tin dùng và bạn có thể sử dụng sử dụng

Web Google Metronome – “Máy đếm nhịp” online

Đây là công cụ đếm nhịp rất dễ sử dụng, mặc dù nó có ít công năng hơn những loại máy kỹ thuật số khác nhưng nó cho phép người sử dụng có thể điều chỉnh nhịp điệu khá là ổn áp.

Điều chúng ta cần làm là nhập số lần lặp lại trên 1 phút và máy có thể tiến hành hoạt động. Nhưng điều đáng tiếc ở đây là trang web này không linh hoạt điều chỉnh theo nhịp đa dạng của một bản nhạc. Chỉ phù hợp khi sử dụng trong các trường hợp chữa cháy.

App Metronome – Soundbrenner

Được hơn 50.000 lượt đánh giá phản hồi tích cực ứng dụng này là một công cụ tốt nhất mà bạn có thể sử dụng. Với ưu điểm là giao diện đẹp mắt dễ sử dụng và không hề trả bất kỳ chi phí nào để trải nghiệm. Ngoài ra ứng dụng này còn cho phép bạn tải cài đặt trước cho các bản nhạc khác nhau. Tuy nhiên vì đây là ứng dụng miễn phí nên khi bạn sử dụng sẽ gặp tình trạng quảng cáo. 

Time Guru

Đây là một metronome online khá phổ biến đối với nhiều người. Ưu điểm của máy này là có tích hợp nhiều chức năng của một metronome cho phép người dùng có thể tự gõ tay để luyện tập phát triển cảm giác về âm nhạc theo thời gian. Về nhược điểm, đây là một con app phải trả tiền và có giao diện được đánh giá là khá rườm rà gây khó sử dụng cho người lần đầu tiên trải nghiệm.

Kết luận

Máy đếm nhịp là một trong những dụng cụ được dùng khá phổ biến về lĩnh vực âm nhạc. Nếu bạn có ước mơ trở thành một ca sĩ hay đơn giản hơn là một người có chuyên môn về âm nhạc thì mong rằng qua bài viết này có thể cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức mới lạ hơn trong cuộc sống

Xem nhiều nhất