Hợp âm piano là một trong những bài học cơ bản nhất đối với người mới bắt đầu quá trình học đàn piano. Muốn đệm được nhạc cho một bài hát thì người chơi piano cần nắm rõ được hợp âm là gì và những hợp âm cơ bản cùng cách bấm âm chuẩn xác. Tất cả những kiến thức đó sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về hợp âm Piano
Hợp âm piano là những kiến thức căn bản và cốt lõi mà bất cứ người học piano nào cũng phải biết đến. Vì vậy, trước khi đi vào tìm hiểu về các hợp âm piano cơ bản, bạn phải hiểu rõ khái niệm về hợp âm.
Hợp âm được hiểu là gì?
Hợp âm được coi là thành phần chính để tạo nên nhạc nền cho giai điệu và được sử dụng trong đệm hát. Hợp âm được hình thành dựa trên 2-3-4 hoặc nhiều hơn những nốt nhạc vang lên trong cùng một thời điểm theo những quy luật sáng tác nhất định. Trong trường hợp không có quy tắc hay quy luật thì không thể gọi là hợp âm. Đó chỉ được xem là âm chồng.
Chúng tôi có thể định nghĩa hợp âm theo một cách dễ hiểu hơn cho các bạn. Hợp âm là tập hợp những thanh âm được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Trong việc tạo ra nhạc nền hay hát đệm ngoài điệu nhạc, hợp âm chính là yếu tố quyết định để tạo nên một giai điệu hay.
Như thế nào là hợp âm piano?
Hợp âm trong piano được tạo nên từ ba nốt nhạc trở lên cùng vang lên đồng thời trong một khoảng thời gian xác định. Thông thường, hợp âm của đàn piano được xây dựng dựa trên hai hay nhiều quãng 3. Những nốt nhạc mà được dùng làm nền trong hợp âm được quy định là nốt chủ âm, những nốt khác sẽ được gọi tên theo quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm.
Quy tắc tạo nên hợp âm
Hợp âm piano được cấu tạo khá là đơn giản, mỗi một hợp âm sẽ bao gồm 3 nốt bắt đầu từ nốt gốc. Mỗi nốt trong hợp âm của piano đều cách nhau một quãng 3, tương đương bằng một phím đàn trắng. Chúng tôi có thể cho bạn một ví dụ đơn giản để bạn hiểu rõ hơn như sau:
Với hợp âm của đô trưởng (C) sẽ được cấu tạo bao gồm 3 nốt sau: Lấy nốt Đô làm nốt gốc, nốt cách ngay nốt Đô một phím trắng sẽ là nốt Mi. Cách nốt Mi một phím trắng được xác định là nốt Sol. Từ đó suy ra, hợp âm của đô trưởng (C ) sẽ là: Đô – Mi – Sol.
Cứ như vậy, các bạn có thể tính được hợp âm của những nốt còn lại. Tuy nhiên, với nhiều hợp âm sẽ có những nốt thăng giáng không giống nhau. Hôm nay, chúng tôi không đề cập đến những nốt thăng giáng với các bạn mới tập chơi piano mà sẽ chỉ giới thiệu những hợp âm piano cơ bản nhất.
Các hợp âm piano cơ bản nhất cho người mới học
Hợp âm cơ bản được hiểu là những hợp âm phổ biến được sử dụng thường xuyên trong một bản nhạc cơ bản. Hợp âm đàn piano cơ bản không đồng nghĩa với việc chúng không hữu ích mà đơn giản là chúng dễ chơi và cần ít sự cố gắng, nỗ lực hơn so với những hợp âm phức tạp.
Sử dụng những dạng hợp âm cơ bản giúp người chơi có thể học được những hợp âm mới khác một cách nhanh chóng và chơi được nhiều bài hát mình yêu thích hơn. Dưới đây là 14 hợp âm trong piano cơ bản mà chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn.
Về 7 hợp âm piano trưởng (Major Chord)
Hợp âm trưởng (1 – 5 -4) được quy định ký hiệu bằng một chữ cái in hoa. Hợp âm trưởng có cấu tạo gồm ba nốt và nốt thứ nhất là nốt gốc hợp âm. Nốt thứ hai được tính từ nốt thứ nhất lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau. Nốt thứ ba được tính từ nốt thứ hai lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau.
Ví dụ như sau: cách tính hợp âm Si trưởng (B) gồm 3 nốt: nốt đầu là Si. Nốt thứ hai đếm từ Si qua 5 phím đàn đen trắng là nốt Rê#. Nốt thứ ba đếm từ nốt Rê# qua 4 phím đàn đen trắng là nốt Fa#.
Ký hiệu của hợp âm trưởng như sau: C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol; D (rê trưởng): Rê – Fa# – La; E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si; F (fa trưởng): Fa – La – Đô; G (sol trưởng): Sol – Si- Rê; A (la trưởng): La – Đô# – Mi và B (si trưởng); Si – Rê# – Fa#.
Sau khi tìm hiểu về 7 hợp âm piano trưởng, chúng tôi tiếp tục giới thiệu cho bạn 7 hợp âm thứ. Chúng ta cùng tìm hiểu xem liệu hợp âm thứ có điểm giống và khác gì so với hợp âm trưởng không nhé!
Về 7 hợp âm thứ (Minor Chord)
Hợp âm thứ (1 – 4 – 5) là hợp âm được kí hiệu thêm một chữ cái “m” ở phía sau đuôi của chữ cái in hoa. Tương tự như với cách giải thích của hợp âm trưởng, nốt thứ nhất sẽ là nốt gốc. Điểm khác biệt là nốt thứ hai cách nốt thứ nhất 4 phím đàn đen trắng liên tiếp, nốt thứ ba cách nốt thứ hai từ 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau.
Ví dụ như sau: cách tính hợp âm Fm gồm 3 nốt: nốt đầu là Fa. Nốt thứ hai đếm từ Fa qua 4 phím đàn đen trắng là nốt La giáng. Nốt thứ ba đếm từ nốt La giáng qua 5 phím đàn đen trắng là nốt Đô.
Ký hiệu của hợp âm piano thứ như sau: Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol; Dm (rê thứ): Rê – Fa – La; Em (mi thứ): Mi – Sol – Si; Fm (fa thứ): Fa – La (b) – Đô; Gm (sol thứ): Sol – Si (b) – Rê; Am (la thứ): La – Đô – Mi và Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#.
Quy tắc suy ra hợp âm giáng (b) và hợp âm thăng (#)
Sau khi bạn đã nắm rõ được 14 thế bấm của hợp âm trưởng và hợp âm thứ thì bạn có thể dễ dàng đoán được các hợp âm có dấu thăng (#) hoặc giáng (b) theo quy tắc như sau:
Bắt đầu từ hợp âm trưởng hoặc hợp âm thứ thăng tất cả các nốt lên ½ cung sẽ tạo thành hợp âm thăng. Giáng đối với tất cả các nốt xuống ½ cung sẽ tạo thành hợp âm giáng. Ví dụ như C#, C#m hay Cb,…Như vậy, ta có thể suy ra được từ việc thăng/ giáng tất cả những nốt có trong hợp âm piano trưởng hoặc thứ đó.
Có thể lấy một ví dụ cụ thể: nếu muốn biết hợp âm C# bạn chơi hợp âm C và thăng toàn bộ các nốt trong hợp âm C lên ½ cung. Trong trường hợp âm C#m, bạn chơi hợp âm Cm và thăng tất cả các nốt có trong hợp âm Cm lên ½ cung.
Về hợp âm piano 5 (5 Chord)
Hợp âm 5 là một dạng hợp âm dễ học và dễ chơi nhất trong những loại hợp âm trong piano cơ bản. Thậm chí, nhiều người còn nhận xét nó đơn giản hơn cả hợp âm trưởng. Tương tự như hợp âm trưởng nhưng hợp âm 5 có sự khác biệt duy nhất là được tạo thành từ 2 nốt thay vì 3 nốt. Đó chính là nốt thứ nhất và nốt thứ 5 trong âm giai trưởng.
Hợp âm 5 bao gồm: C5 , G5, D5, A5, E5, B5 tương ứng với các nốt trong hợp âm là C – G; G – D; D – A; A – E; E – B; B – F#. Một cách để chơi hợp âm 5 đơn giản là bỏ đi nốt giữa của hợp âm trưởng.
Về hợp âm treo (Suspended Chord)
Hợp âm treo hay còn được gọi với cái tên là hợp âm Sus. Đây là một dạng hợp âm piano thông dụng trong dòng nhạc hiện đại. Nó được tạo nên từ nốt thứ nhất, nốt thứ tư và nốt thứ năm của âm giai trưởng.
Hợp âm treo bao gồm: Csus, Gsus, Dsus, Asus, Esus, Bsus tương ứng với các nốt trong hợp âm như sau: C – F – G; G – C – D; D – G – A; A – D – E; E – A – B, B – E – F#. Trong hầu hết các trường hợp, hợp âm treo thường kết thúc bằng một hợp âm trưởng. Ví dụ như bạn đang chơi một bản nhạc Đô sus, bản nhạc sẽ hay và tự nhiên hơn khi kết thúc bằng hợp âm Đô trưởng.
Cách bấm hợp âm chuẩn
Sau khi đã hiểu rõ về những loại hợp âm trong piano cơ bản được sử dụng thường xuyên trong những bản nhạc, chúng ta sẽ học những cách bấm hợp âm chuẩn xác nhất. Dưới đây là cách bấm những hợp âm cơ bản ở phần trên.
Về hợp âm piano trưởng
Người chơi bắt đầu bằng thao tác tìm nốt gốc của âm (đây là nốt mà âm được đặt tên theo). Nếu bạn muốn chơi ở hợp âm Đô trưởng (C major) thì bạn cần bắt đầu ở nốt Đô. Tiếp theo, người chơi nhấn vào phím đàn thứ 3 tính từ nốt nhạc Đô trong âm giai Đô trưởng. Cuối cùng, bạn bấm phím thứ 5 để tạo nên một hợp âm trưởng hoàn chỉnh.
Về hợp âm thứ
Người chơi bắt đầu bằng cách chơi một hợp âm trưởng gồm 3 nốt giống mô tả ở phần trên. Sau đó, bạn di chuyển ngón tay chơi phím đàn ở giữa sang phím ngay phía bên tay trái nó.
Nếu bạn muốn chơi ở hợp âm Đô thứ (C minor), bạn cần bắt đầu bằng cách tìm kiếm 3 phím là Đô, Mi, Sol của hợp âm Đô trưởng. Sau đó, người chơi di chuyển phím đàn ở giữa Mi (E) sang phím bên trái nó là Mi giáng (Eb).
Về hợp âm piano 5 chord
Đối với hợp âm 5 chord cơ bản này, bạn chỉ cần bắt đầu với nốt nhạc thứ nhất trong âm giai. Sau đó, người chơi kết hợp thêm nốt thứ năm trong âm giai là có thể đánh được một hợp âm 5 chord.
Về hợp âm Suspended chord
Bạn bắt đầu với nốt gốc của âm giai, thêm vào đó nốt thứ bốn của âm giai và cuối cùng là nốt thứ năm của âm giai. Đây được xem là một hợp âm mạnh mẽ và tăng thêm phần khác biệt của bài hát.
Cách ghi nhớ hợp âm piano chính xác và hiệu quả
Sau phần giới thiệu về hợp âm cơ bản của chúng tôi, chắc các bạn cũng đã có cái nhìn tổng quát và hình dung được cách chơi rồi phải không? Tiếp theo, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những mẹo để nhớ lâu và chính xác các loại hợp âm piano này.
Về hợp âm trưởng/thứ
Có hai cách để ghi nhớ loại hợp âm piano này. Đối với cách đầu tiên cơ bản nhất là học thuộc hết toàn bộ 14 thế bấm của hợp âm trưởng/ thứ. Đối với những ai chưa thể nhớ hết được thì có thể tự suy ra theo cách sau:
- Hợp âm trưởng: bao gồm 3 nốt. Nốt thứ nhất được nhận định là nốt gốc, nốt thứ hai cách nốt thứ nhất 5 phím đàn đen trắng liên tiếp. Nốt thứ ba cách nốt thứ hai từ 4 phím đàn đen trắng liên tiếp.
- Hợp âm thứ: cũng bao gồm 3 nốt. Nốt thứ nhất được xem là nốt gốc, nốt thứ hai cách nốt thứ nhất khoảng 4 phím đàn đen trắng liên tiếp. Nốt thứ ba cách nốt thứ hai khoảng 5 phím đàn đen trắng liên tiếp.
Về hợp âm trưởng/thứ chứa dấu thăng (#) hoặc giáng (b)
Tương tự như trên, loại hợp âm cũng gồm hai cách với cách thứ nhất là học thuộc toàn bộ 14 hợp âm cơ bản. Cách thứ hai cũng được tính dựa trên những suy luận logic như sau:
Với hợp âm có dấu “#” thì tăng toàn bộ nốt nhạc trong thế bấm trưởng lên một nửa cung (tức là tăng lên 1 phím đàn đen/trắng ngay bên cạnh). Nếu hợp âm có dấu “b” thì giảm toàn bộ nốt nhạc trong thế bấm trưởng/thứ xuống một nửa cung (tức là giảm đi 1 phím đàn đen/trắng ngay cạnh).
Kết luận
Hợp âm piano là bài học cơ bản trong hệ thống kiến thức âm nhạc mà người mới học cần nắm vững. Khi bạn đã nắm rõ và thành thạo trong cách bấm những loại hợp âm này thì bản nhạc sẽ liền mạch và du dương hơn. Sau bài viết này, chúng tôi chúc bạn sớm chơi thành công bản nhạc yêu thích của mình nhé!