HomePhụ kiện nhạc cụKhuông nhạc và các nốt nhạc cơ bản cần biết cho người...

Khuông nhạc và các nốt nhạc cơ bản cần biết cho người mới

Khuông nhạc là một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên một bài hát. Nó kết hợp với những nốt nhạc tạo ra những giai điệu du dương trầm bổng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được thế nào là khuôn âm nhạc và tất cả tác dụng của khuông âm nhạc cùng nốt nhạc. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những thuật ngữ này ngay nhé!

Khuông nhạc là gì và xuất hiện từ khi nào?

Âm nhạc là vô hình nhưng con người vẫn tạo ra những cách thức để viết nên nhằm mục đích lưu giữ và truyền đạt. Để thực hiện điều này, một hệ thống ký hiệu trong đó có khuông âm nhạc được sử dụng để truyền tải tác phẩm.

Khuông nhạc được hiểu như thế nào?

Khuông âm nhạc hay còn được biết với cái tên tiếng Anh là stave hoặc staff. Đây là một tập hợp bao gồm năm dòng kẻ ngang song song và cách đều nhau, tạo nên bốn khoảng trống ở giữa được gọi là bốn khe nhạc. Tính từ dòng kẻ cuối cùng lên dòng kẻ đầu tiên là sự gia tăng của cao độ.

Dòng cuối cùng của khuông nhạc được tính là “dòng thứ nhất” còn dòng trên cùng được tính là “dòng thứ năm”. Khuông âm nhạc được chia thành các ô nhịp dựa trên các đường kẻ đứng gọi là vạch nhịp. Khuông âm nhạc có tác dụng giúp những nhà soạn nhạc viết lên các ký hiệu nhạc theo ý muốn sáng tác.

Cao độ tuyệt đối của từng dòng được xác định tại vị trí đặt ký hiệu khóa nhạc nằm bên trái của khuông nhạc. Ví dụ, với khóa Sol được đặt ở dòng kẻ thứ hai (từ dưới lên) xác định là cao độ tuyệt đối của dòng đó tương ứng với nốt Sol đầu tiên nằm phí trên Đô giữa.

Khuông nhạc có ý nghĩa như một đồ thị trong toán học thể hiện cao độ thời gian. Tuy nhiên, không giống hoàn toàn với đồ thị toán, số lượng nửa cung- thể hiện qua bước nhảy theo phương đứng từ một dòng kẻ lên phía khe nhạc liền kề sẽ phụ thuộc vào khóa. 

Ngoài ra, thời điểm chính xác bắt đầu một nốt nhạc sẽ không tương ứng chính xác với vị trí theo phương ngang của nốt nhạc đó. Trái lại, thời điểm phụ thuộc vào từng ký hiệu nhạc gắn liền với nốt nhạc và phụ thuộc vào nhịp độ.

Nguồn gốc của khuông nhạc là gì?

Hệ thống các văn bản nhạc phương Tây thời sơ khai Trung cổ được thể hiện bằng các dấu neume. Chúng không thể hiện được chính xác cao độ mà chỉ mô tả hình dáng giai điệu (sự lên xuống của âm nhạc). Những ký hiệu này có lẽ được dùng cho mục đích ghi nhớ và học vẹt của người xưa.

Từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11, nhiều hệ thống ký nhạc ra đời giúp làm rõ hơn cao độ như hệ thế diastematic neume. Độ cao của neume trên trang giấy tương ứng với cao độ tuyệt đối của nó. Đây được xem là nguồn gốc sơ khai của khuông nhạc. 

Vào năm 900, chuyên luận Musica enchiridion đã sử dụng các ký hiệu Dasein để chỉ rõ ràng các cao độ. Các ký hiệu như ngày này có nguồn gốc từ Guido d’Arezzo (s.990 – m.1050), đồng thời khuông âm nhạc bốn dòng kẻ này của ông vẫn được sử dụng trong các ấn phẩm thánh ca Gregoriano. 

Khuông nhạc 5 dòng kẻ xuất hiện lần đầu tiên ở Italia vào thế kỷ 13. Đến cuối thế kỷ 16, hệ thống âm nhạc trên thế giới đã song song tồn tại 3 loại khuông âm nhạc gồm bốn,  năm và sáu dòng kẻ.

Khuông nhạc là gì và xuất hiện từ khi nào?
Khuông nhạc là gì và xuất hiện từ khi nào?

7 nốt cơ bản của khuông nhạc

Nốt nhạc là một trong những kiến thức nhập môn mà người học bắt buộc phải biết khi theo đuổi lĩnh vực về âm nhạc như thanh nhạc, học đàn guitar, đàn piano,…Do đó, việc hiểu rõ về khái niệm nốt nhạc giúp người học có được nền tảng kiến thức vững chắc. 

Thế nào là nốt nhạc?

Nốt nhạc được hiểu một cách cơ bản là những ký hiệu (dạng tượng hình) có tác dụng ghi âm lại âm thanh một cách tương đối về độ cao của âm thanh. Việc đánh giá mức độ hay dở của một bản nhạc được dựa trên giai điệu tạo nên từ sự phối hợp giữa những nốt nhạc. 

Nó như một bản lề quyết định sự thành công của cả một tác phẩm âm nhạc khi đến với công chúng. Do đó, việc hiểu rõ ý nghĩa của từng nốt nhạc cơ bản trên khuông nhạc đối với người theo đuổi con đường nghệ thuật như ca hát hay đàn sáo là vô cùng quan trọng và cần thiết.

7 nốt nhạc cơ bản là gì?

Trên thực tế, người ta sử dụng nốt nhạc để ghi lại giai điệu bản nhạc một cách chính xác và dễ nhớ nhất. 7 nốt nhạc với tên gọi cụ thể được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao bao gồm: Đồ (C), Rê (D), Mi (E), Fa (F), Son (G), La (A), Si (B). 

Những ký hiệu này thể hiện được trường độ của nốt nhạc, nghĩa là thời gian giữ lại âm thanh của nốt ngắn hoặc dài. Nếu vị trí các nốt trên khuông nhạc thể hiện tên nốt thì những ký hiệu ở phía trên thể hiện trường độ của nốt. 

7 nốt cơ bản của khuông nhạc 
7 nốt cơ bản của khuông nhạc

Tác dụng của dòng kẻ phụ trên khuông nhạc

Dòng kẻ phụ có nguồn gốc từ lâu đời, nó thỉnh thoảng xuất hiện trong những bản thánh ca chép tay và các bản nhạc phức điệu từ thời sơ khai. Phải đến đầu thế kỷ 16 khi mà việc sử dụng nó trở nên phổ biến khi nhiều người viết nhạc cho nhạc cũ phím (Anon. 2001).  Cho đến thời điểm hiện tại, việc sử dụng dòng kẻ phụ trong khuông nhạc dường như là điều tất yếu để tạo nên một bản nhạc hay.

Dòng kẻ phụ được hiểu là đường kẻ ngang và ngắn vạch bên trên hoặc bên dưới của khuông âm nhạc có tác dụng nhằm tạo chỗ để ghi các nốt nhạc có cao độ vượt qua phạm vi khuông âm nhạc. Lưu ý, dòng kẻ phụ chỉ dài hơn một ít so với chiều rộng của thân nốt nhạc. Chúng nằm song song với các dòng kẻ của khuông âm nhạc, cách nhau đúng bằng khoảng cách giữa các dòng kẻ chính trong khuông âm nhạc.

Tác dụng của dòng kẻ phụ trên khuông nhạc 
Tác dụng của dòng kẻ phụ trên khuông nhạc

Mẹo đọc nốt nhạc ngoài khuông nhanh hơn

Những nốt nhạc nằm ngoài khuông nhạc nghĩa là nó nằm trên những dòng kẻ phụ bên ngoài của khuông. Để có thể đọc được những nốt nhạc này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu về dòng kẻ phụ ở phần trên. Phương thức để đọc được nốt nhạc ngoài khuông âm nhạc nhanh và chính xác được thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Xác định nốt nhạc nào làm mốc trên dòng kẻ phụ

Nốt nhạc nằm phía trên dòng kẻ thứ 5 của khuông nhạc được gọi là nốt Fa (F), đồng nghĩa nốt nhạc nằm trên dòng kẻ phụ bên phía trên là nốt La (A) sẽ là nốt làm mốc bên trên. Nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ nhất là nốt Mi (E), suy ra nốt nhạc trên dòng kẻ phụ ngay phía dưới khuông là nốt Đô (C), được gọi là nốt làm mốc bên dưới.

Một mẹo từ những người học thanh nhạc lâu năm để tiết kiệm thời gian ghi nhớ và nhớ thật lâu là bạn có thể nhớ theo phương pháp “trên La dưới Đô”. Đây sẽ là hai nốt nhạc làm mốc giúp bạn xác định những nốt nhạc khác không nằm trên khuông nhạc.

Bước 2: Những nốt nhạc còn lại nằm trên dòng kẻ phụ khác

Khi đã xác định và ghi nhớ được 2 nốt làm mốc nằm ngoài khuông âm nhạc là La (nằm bên trên) và Đô (nằm bên dưới) thì việc xác định được những nốt âm nhạc còn lại sẽ đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều.

Theo nguyên tắc, những nốt nhạc nằm ở trên các dòng kẻ hoặc các khe kế tiếp nhau trên khuông nhạc sẽ cách nhau bởi một phím trắng trên đàn. Điều này giúp chúng ta xác định các nốt nhạc ngoài khuông âm nhạc dễ hơn bằng cách đếm những phím đàn cách nhau một phím trắng theo hướng lên (phím La) hoặc hướng xuống (phím Đô).

Một ví dụ để bạn dễ hiểu như sau: Để xác định nốt ở dòng kẻ phụ thứ 3 trên khuông nhạc, chúng ta sẽ thực hiện đếm các phím đàn cách nhau một phím trắng. Nốt nhạc phía trên dòng kẻ phụ thứ nhất là La thì nốt tiếp theo ở dòng thứ hai sẽ là Đô và dòng thứ ba là nốt Mi.

Bước 3: Xác định những nốt nhạc còn lại trên khe phụ

Khi đã  nắm rõ cách xác định những nốt trên dòng kẻ phụ thì việc đọc những nốt nhạc còn lại trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Dưới đây là cách đọc nốt nhạc trên những khe phụ thay vì phải đếm nốt nhờ vào những dòng kẻ ở phần trên. Công thức cũng sẽ tương tự như trên, đầu tiên cần xác lập nốt ở 2 khe phụ tiên phong:

Nốt ở khe phụ thứ nhất bên trên khuông nhạc xác định là Sol (G), nốt ở khe phụ thứ nhất bên dưới khuông âm nhạc xác định là Rê (D). Mỗi nốt ở khe phụ sẽ cách nhau bằng 1 phím trắng trên đàn.

Để tối ưu hóa trong việc ghi nhớ, bạn có thể tự sáng tạo cách nhớ riêng cho mình như “trên Sol-dưới Rê” và “cách một nốt trắng”.  Tóm lại, chúng ra chỉ cần chú ý vào hai nốt tiên phong trên khe phụ là Sol và Rê để suy ra những nốt còn lại.

Mẹo đọc nốt nhạc ngoài khuông nhạc 
Mẹo đọc nốt nhạc ngoài khuông nhạc

Viết các nốt nhạc trên khuông nhạc như thế nào?

Để có thể lưu giữ những bản nhạc bất hủ thì bên cạnh việc truyền tải qua âm thanh bằng lời hát thì nó còn được lưu giữ qua những ký hiệu trong đó có nốt nhạc. Muốn viết chính xác các nốt nhạc của một bài hát thì người ta có quy ước việc ghi chép nốt nhạc trên khuông nhạc như sau:

  • Đối với cách ghi đuôi nốt không có dấu móc: nếu nốt nhạc quay lên thì vẽ đuôi nốt về bên phải; nếu nốt nhạc quay xuống thì kẻ đuôi nốt về bên trái. Đối với cách ghi đuôi nốt có dấu móc: các nốt nhạc có dấu móc cách được quy định ghi hướng đuôi như trên nhưng hướng của dấu móc của nốt nhạc đều phải nằm bên phải.
  • Đối với cách ghi nhạc ở bài hát một bè: những nốt nhạc ở vị trí nốt La trở xuống có đuôi viết theo hướng quay lên. Những nốt nhạc ở vị trí nốt La trở lên thì viết đuôi theo hướng quay xuống. Với những nốt nhạc viết ở dòng thứ 3 (nốt Si) của khuông nhạc thì viết tùy ý.
  • Đối với cách ghi nhạc ở bài hát hai bè: tất cả các nốt bè trên đuôi nốt đều viết quay lên, tất cả nốt bè dưới phần đuôi nốt đều viết quay xuống. Đối với phần gạch ngang trường độ: các nốt nhạc được tách rời tương ứng phần lời ca. Lưu ý với các bản nhạc không lời, các dấu móc đi liền với nhau có thể thay thế bằng các dấu gạch nối hay còn gọi là gạch ngang trường độ.
Viết các nốt nhạc trên khuông nhạc như thế nào?
Viết các nốt nhạc trên khuông nhạc như thế nào?

Kết luận

Khuông nhạc và nốt nhạc là cái nền, là gốc rễ để tạo nên những bản nhạc hay và ý nghĩa. Âm nhạc giúp chúng ta thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Nếu bạn là người yêu âm nhạc và mong muốn học về thanh nhạc thì trước tiên hãy đọc bài viết trên của chúng tôi để hiểu cơ bản về khuông nhạc và nốt nhạc nhé!

Xem nhiều nhất