HomeReview nhạc cụĐàn Nguyệt - Món ăn tinh thần trong âm nhạc của người...

Đàn Nguyệt – Món ăn tinh thần trong âm nhạc của người Việt

Xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ XI, đàn Nguyệt đã trở nên gắn bó và luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người dân. Dễ thấy loại nhạc khí này có mặt phổ biến trong các dàn giao hưởng dân ca, thậm chí một số nơi còn sử dụng trong kinh kịch hoặc opera. Những nội dung trong bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết nhất về sản phẩm.

Tìm hiểu chung về đàn Nguyệt

Đàn Nguyệt hay đàn Kìm, Vọng nguyệt cầm, Quân tử cầm thuộc loại nhạc khí dây nhảy có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XI. Nhìn bên ngoài, chúng có phần thân khá dài khoảng 8-10 phím với âm sắc trong sáng dùng để thể hiện nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, từ dịu dàng, mềm mại đến rắn rỏi, rộn ràng.

Trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, đàn Nguyệt thường được dùng trong các dàn giao hưởng dân ca hoặc ở lễ nhạc cung đình. Tuy nhiên, hầu hết những nghệ nhân còn lưu truyền kỹ thuật chơi nhạc khí này đều là nam giới. Theo sử sách biên chép lại thì lúc mới xuất hiện chúng chỉ có 4 dây, sau rút lại còn 2 và được phổ biến vô cùng rộng rãi trong dân gian.

đàn Nguyệt là loại nhạc khí  truyền thống của dân tộc Việt
Đàn Nguyệt là loại nhạc khí  truyền thống của dân tộc Việt

Cấu tạo cơ bản của đàn Nguyệt

Mặc dù nhìn bên ngoài cấu tạo của loại nhạc khí này khá đơn giản nhưng trên thực tế để làm nên một sản phẩm hoàn chỉnh tốn rất nhiều công sức. đàn Nguyệt về cơ bản sẽ có các bộ phận chính như sau: 

  • Thùng đàn: hình tròn dẹt, có đáy kín, mặt đàn không có lỗ thoát âm với đường kính từ 36cm -66,7cm tùy loại.
  • Đáy và mặt đàn đều được làm bằng gỗ ngô đồng nhẹ, xốp.
  • Ngựa hoặc yếm đàn: phần nhô lên bên trên mặt đàn, có lỗ nhỏ để mắc dây và được làm bằng gỗ trắc.
  • Thành hoặc hông đàn Nguyệt: có chiều cao khoảng 6,1 – 7,7cm, thường được làm bằng gỗ keo,hương, mun hoặc trắc. 
  • Phím đàn: có khoảng 10-12 chiếc để phù hợp với hệ thống thang ngũ cung. Sẽ có 6 phím gắn trên cầu đàn ở vị trí cao hơn được làm bằng tre già cách xa với với những khoảng không đồng đều. Số còn lại sẽ được thiết kế trên mặt đàn.
  • Trục đàn: luôn có 4 lỗ trên trục nhưng ngày nay chỉ dùng một nửa để xuyên ngang qua bên hông của đầu đàn để mắc 2 dây.
  • Cần đàn: là bộ để chỉnh dây và để âm không bị trùng xuống, làm bằng gỗ, gắn trên phần bầu đàn.
  • Dây đàn: có 2 dây được nối song song từ thùng đến thành đàn Nguyệt thông qua trục chính và cần chỉnh.
  • Que đàn (móng gảy): được làm bằng đồi mồi hoặc nhựa.

Vị trí của đàn Nguyệt trong dàn nhạc

Rất nhiều người yêu thích âm thanh mềm mại, uyển chuyển, lúc sôi nổi hoặc thủ thỉ trầm lắng vô cùng lay động lòng người của đàn Nguyệt. Chính vì loại nhạc khí này dễ dàng biểu thị được nhiều sắc thái, tình cảm khác nhau nên luôn giữ được vị trí quan trọng trong dàn nhạc. 

Ở Việt Nam, đàn Nguyệt luôn có mặt trong các buổi hoà tấu thính phòng với chức năng như đệm cho bài hát, hoà tấu hoặc độc tấu. Một số trường hợp loại nhạc khí này còn đóng vai trò điều khiển trong dòng nhạc thính phòng cổ truyền. Thậm chí khi chúng kết hợp với đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo còn được nhiều người ưu ái gọi với danh xưng “ngũ tuyệt”.

Ngoài ra, ở Trung Quốc còn sử dụng đàn Nguyệt trong kinh kịch, opera hoặc phối chung với dàn nhạc bát âm cung đình, các bài hát dân ca, cổ phong, EDM,… Thông thường loại nhạc khí này sẽ bắt cặp phổ biến nhất với kinh hồ và kinh nhị hồ với vai trò đệm thêm cho giai điệu chính. 

Đệm nhạc cho hòa tấu và độc tấu là vai trò chính của đàn Nguyệt
Đệm nhạc cho hòa tấu và độc tấu là vai trò chính của đàn Nguyệt

Cách chọn mua đàn Nguyệt

Một cây nguyệt cầm chuẩn sẽ có âm sắc sâu lắng, chất liệu tốt và lâu bền với thời gian. Nếu bạn đang muốn tìm một sản phẩm để học thư giãn, giải trí hay học làm nghề cần biết những cách chọn nhạc khí cơ bản như sau:

Ưu tiên chất liệu làm đàn lên hàng đầu

Chất liệu sẽ quyết định đến độ bền và âm sắc đàn tranh khi chơi có chuẩn và hay không. Người ta thường dùng 2 loại chất liệu chính sau đây để làm đàn Nguyệt:

  • Gỗ ép: là phần thịt gỗ đã qua xử lý hóa học và được ép lại. Nếu cây nguyệt cầm bạn chọn được làm bằng chất liệu này sẽ cho ra âm thanh chuẩn ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng sản phẩm có thể giảm dần chất lượng một cách đáng kể. Thêm nữa, với những nơi điều kiện thời tiết thất thường, mưa và ẩm nhiều dễ khiến phần mặt đàn của chúng ta bị sùi lên, hư hỏng.
  • Gỗ nguyên miếng: là phần gỗ thịt được xẻ thành từng miếng nguyên đã qua xử lý với giá thành cao hơn. Ưu điểm của loại này là có hiện tượng vỡ tiếng trong quá trình sử dụng lâu dài giúp âm sắc hay và chuẩn hơn. Những sản phẩm đàn Nguyệt như vậy thường bền bỉ với thời gian, ít khi bị hư hỏng.

Chất lượng gỗ và mức độ gia công 

Vấn đề này sẽ quyết định đến giá bán cụ thể của đàn Nguyệt. Tùy thuộc vào loại gỗ để làm ra sản phẩm là mít, keo, hương, mun thường hay trắc, gụ đắt tiền cũng như nhu cầu cụ thể mà bạn có thể chọn loại phù hợp. 

Còn mức độ gia công sẽ quyết định đến hình thức, tính thẩm mỹ bên ngoài cũng như độ tỉ mỉ bên trong các chi tiết đàn Nguyệt. Với những sản phẩm được đặt riêng hoặc làm theo công nghệ mới chắc chắn giá cả người mua phải bỏ ra sẽ cao hơn. Nhìn chung, nhạc khí càng được người thợ chau chuốt sẽ bền bỉ với thời gian. 

Cây đàn Nguyệt chúng ta chọn sẽ được xem đáp ứng tốt mức độ về gia công sẽ phải đáp ứng một số yếu tố sau:

  • Lớp sơn bên ngoài vỏ đàn ít bị trầy xước, không bong tróc.
  • Trên phần thùng đàn không có vết rạn, nứt.
  • Các bộ phận giữ dây, lên dây, khóa đàn,… vẫn hoạt động bình thường.
  • Cần đàn không có dấu hiệu bị cong, vênh hoặc gãy.
đàn Nguyệt tốt phụ thuộc vào chất lượng và mức độ gia công
Đàn Nguyệt tốt phụ thuộc vào chất lượng và mức độ gia công

Chú ý đến âm sắc của đàn Nguyệt

Các bạn nhất định phải thử tiếng của nhạc khí trước khi quyết định có nên mua hay không. Các loại sản phẩm kém chất lượng thường có âm sắc không trong, khá rè và quãng lên được rất thấp. Chắc chắn chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng đàn Nguyệt của bạn sẽ bị hỏng nhanh chóng.

Chế độ bảo hành

Đàn Nguyệt cần qua thời gian dài sử dụng mới ổn định, còn hình thức bên ngoài không thể quyết định trực tiếp đến chất lượng cụ thể. Nếu người bán đảm bảo được những vấn đề sau đây thì bạn nên lựa chọn mua để sử dụng:

  • Cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về sản phẩm như chất liệu, xuất xứ, giá cả, ưu – nhược điểm, thời gian bảo hành, quyền lợi,…
  • Luôn có chế độ bảo hành cho người mua khi đàn Nguyệt bị hư hỏng hoặc gặp phải một số vấn đề sau: rè, bị cong cần, hư ngựa, nứt,…
  • Có chế độ kiểm tra và chăm sóc sản phẩm định kỳ đối với các dòng cao cấp.

Những nơi bán đàn Nguyệt tốt

Có rất nhiều cửa hàng bán nhạc cụ truyền thống trên thị trường cho người tiêu dùng lựa chọn với giá thành phải chăng đi kèm chất lượng lẫn chế độ bảo hành tốt. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến độc giả những địa chỉ mua đàn Nguyệt uy tín để tham khảo:

  • Nhạc cụ dân tộc Phong Vân là nơi đầu tiên mọi người nên ghé qua nếu muốn tìm mua nguyệt cầm. Ở đây luôn bày bán đa dạng sản phẩm mới mức giá, chất liệu, mẫu mã,… khá đa dạng, thích hợp với nhiều phong cách của khách hàng. 
  • Mua đàn Nguyệt tại Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long cũng là một lựa chọn lý tưởng cho chúng ta tham khảo. Ngoài việc tìm được các sản phẩm chất lượng bạn còn có thêm địa điểm hay để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với những người chơi khác.
  • Nhạc cụ Tân Việt là cửa hàng chuyên cung cấp các loại đàn truyền thống, trong đó có nguyệt cầm. Giá bán tại đây khá phải chăng, có nhiều nhiều từ cổ đến hiện đại cho bạn lựa chọn theo nhu cầu và tài chính của mình.
Trên thị trường có rất nhiều địa chỉ uy tín về bán đàn Nguyệt
Trên thị trường có rất nhiều địa chỉ uy tín về bán đàn Nguyệt

Chia sẻ bí quyết học đàn Nguyệt

Bất kỳ loại nhạc khí truyền thống nào, không chỉ riêng gì đàn Nguyệt muốn thành thục cũng đòi hỏi người chơi phải bỏ thời gian và công sức ra tìm tòi, học hỏi và rèn luyện. Vì vậy, mọi người hãy lưu ý đến những điều sau đây để có thêm niềm tin gắn bó với bộ môn này lâu dài.

Luôn có sự chuẩn bị tốt

Việc chơi đàn Nguyệt sẽ ngốn của bạn rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc, từ khâu chọn sản phẩm, khóa học đến tập luyện để có được thành quả. Tuy nhiên, sự đầu tư này hoàn toàn xứng đáng nên chúng ta hãy giữ tâm lý thoải mái và thả lỏng cơ thể nhất. Ngoài ra, mọi người nên sắm thêm một số vật dụng như giá để bản nhạc, máy lên dây đàn sẽ giúp cho quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn.

Nắm vững các quy tắc cơ bản của đàn Nguyệt

Bộ môn này không hề khó chút nào nếu bạn nắm được những quy tắc cơ bản của đàn Nguyệt, ví dụ như:

  • Chính xác: nguyên tắc cơ bản để chúng ta học nguyệt cầm là không được bỏ sót hoặc nhầm nốt nhạc.
  • Chơi đàn Nguyệt luôn đòi hỏi người học phải thực hiện một cách nhuần nhuyễn các giai điệu. Để làm được việc này, chúng ta cần tập trung cao độ, tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ nhất và thực hiện liên tục để hình thành phản xạ tự nhiên.
  • Liên tục: người chơi cũng cần đảm bảo sự liền mạch, không vấp váp trong bản nhạc từ đầu đến cuối.
  • Tự tin: khi chúng ta thả lỏng cơ thể, các ngón tay sẽ trở nên mềm mại, dễ đánh hơn và có thể tạo ra những cảm xúc tốt nhất trong âm nhạc.

Thường xuyên luyện ngón tay trong đàn Nguyệt

Rèn luyện phản ngón tay thường xuyên sẽ giúp người học linh hoạt hơn trong việc chuyển nốt/ hợp âm theo nhịp, cảm âm tốt hơn để thể hiện bản nhạc một cách trọn vẹn nhất. Vì thế, các bạn luôn phải dành nhiều thời gian để tập luyện đàn Nguyệt để tăng sự nhạy bén. Điều này cũng giúp chúng ta thêm phần tự tin và nhanh chóng cải thiện được trình độ của mình.

đàn Nguyệt luôn đòi hỏi người học phải tập luyện thường xuyên
Đàn Nguyệt luôn đòi hỏi người học phải tập luyện thường xuyên

Lời kết

Như vậy, những thông tin thú vị về đàn Nguyệt đã được chia sẻ cụ thể đến độc giả trong nội dung được chia sẻ hôm nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu để sử dụng loại nhạc cụ này trong tương lai hãy tham khảo kinh nghiệm bổ ích của bài viết để chọn được sản phẩm phù hợp.

Xem nhiều nhất