HomeBlogÂm thanh được tạo ra nhờ đâu và sự kỳ diệu của...

Âm thanh được tạo ra nhờ đâu và sự kỳ diệu của âm thanh

Tất cả mọi mặt trong cuộc sống đều có sự đóng góp khá thường xuyên của yếu tố âm thanh, nó hoà nhập từng ngóc ngách, từng cuộc sống của mỗi cá nhân. Muốn hiểu được âm thanh ta cần phải hiểu rõ bản chất và đặc tính cơ bản của âm thanh.  Qua bài viết này mong rằng bạn có thể hiểu được “ Âm thanh được tạo ra nhờ đâu?”

Sơ lược về âm thanh – Âm thanh được tạo ra nhờ đâu?

Âm thanh được biết là một hiện tượng vật lý, âm thanh được tạo ra nhờ sự rung động của các vật thể và sự rung động đó được lan truyền qua không khí hay các vật thể trung gian đến tai người. Từ đó con người có thể cảm nhận được và họ gọi đó là âm thanh

Âm thanh được tạo ra nhờ đâu và câu chuyện lịch sử

Nhờ vào sự phát hiện vĩ đại của nhân loại là nguyên tắc tạo ra âm thanh. Đây là tiền đề, là cái nôi để tạo nên nền văn hoá âm nhạc sơ khai. Và từ đây các nền văn hoá âm nhạc ra đời.

Trước thời Phục Hưng hầu hết các loại nhạc cụ của phương Tây đều có cấu tạo rất đơn sơ. Sau thời âm nhạc Phục Hưng thì các nhạc cụ của phương Tây được cải biên rất rõ rệt, nền văn hoá nghệ thuật lúc bấy giờ như bước thêm một bước dài trong hành trình phát triển. 

Nền âm nhạc lúc bấy giờ có sự khác biệt quá nhiều so với nền văn hoá nghệ thuật có từ trước. Và sau này lại phân ra làm hai nền âm nhạc khác nhau- Âm nhạc phương Tây và âm nhạc phương Đông. 

Nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ được sự khác biệt của văn hoá âm nhạc khác nhau do bị ảnh hưởng nhiều yếu tố như lĩnh vực dân tộc, xã hội, tư duy, tập quán. Sự khác biệt ấy được thể hiện hầu như ở mọi phương diện trong  mọi khía cạnh đời sống nói chung trong đó có các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật âm nhạc được nói riêng.

 Âm thanh được tạo ra nhờ vào yếu tố nào?
Âm thanh được tạo ra nhờ vào yếu tố nào?

Âm thanh được tạo ra nhờ và cuộc chạy đua ánh sáng

Như chúng ta cũng biết rằng âm thanh được tạo ra nhờ vào sự dao động của các sự vật sau đó thông qua các môi trường trung gian mà truyền đến tai người. Chúng ta định nghĩa chúng là âm thanh. Nhưng trong trường hợp âm thanh đó cố tình được tạo ra với một giai điệu thì ta lại gọi nó là âm nhạc.

Không phải âm thanh trong mọi môi trường đều có  một vận tốc giống nhau. Tuỳ vào mật độ phân tử của môi trường mà quyết định đến tốc độ của âm thanh trong môi trường đó. Môi trường có mật độ phân tử càng cao thì vận tốc âm thanh càng nhanh

Từ đó ta có thể kết luận, âm thanh duy chuyển nhanh nhất trong chất rắn sau đó là chất lỏng cuối cùng là chất khí. Và đặc biệt là âm thanh không tồn tại trong môi trường chân không.

Âm thanh có vận tốc khá nhanh khoảng 0,3 km/s với môi trường không khí. Với tốc độ này dường như ta sẽ nghe ngay lập tức khi vật thể phát ra âm thanh. Nhưng vận tốc này không là gì so với vận tốc ánh sáng. Nếu trong một cuộc đua thì có lẽ âm thanh quá lép vế so với ánh sáng. 

Trong môi trường không khí ánh sáng được đo với vận tốc khoảng 300.000km/s. Với vận tốc này ánh sáng dư khả năng ăn đứt âm thanh. Đây là lí do vì sao khi có sấm chớp thì ta lại thấy tia sáng trước một lúc lâu sau mới nghe tiếng.

 m thanh được tạo ra nhờ sự rung động của vật thể
m thanh được tạo ra nhờ sự rung động của vật thể

Có bao nhiêu loại âm thanh khác nhau?

Nhắc về âm thanh là phải nhắc đến một lượng kiến thức không bờ bến. Nhưng khi chúng ta tìm hiểu kiến thức cơ bản của âm thanh thì chỉ cần quan tâm đến các loại âm thanh cơ bản mà ta thường xuyên bắt gặp

Ba loại âm thanh cơ bản

Dựa vào đặc tính vật lý của âm thanh, ta có thể chia âm thanh ra làm 3 loại âm thanh khác nhau. Trong đó bao gồm hạ âm, âm thanh nghe được và siêu âm. Với âm thanh nghe được là âm thanh có tần số 16Hz -20000Hz, trong khoảng tần số này thì tai người có thể nghe được. 

Với hạ âm ( tần số dưới 16Hz) và siêu âm ( trên 20000Hz) thì nó nằm ngoài vùng nghe thấy của người. Nhưng đối với một số động vật có vùng nghe lớn hơn thì có thể nghe được. Ví dụ như cá voi, dơi…

Với những loài vật sử dụng các đặc trưng vật lí của âm thanh để có thể duy chuyển trong ban đêm, bắt mồi và giao tiếp với nhau. Ví dụ cá voi dùng âm thanh tần số cao để giao tiếp nhưng chúng ta không thể nghe được, chỉ nghe tiếng vi vu nên gọi là “cá voi hát”

Cá voi dùng âm thanh tần số cao để giao tiếp đồng loại
Cá voi dùng âm thanh tần số cao để giao tiếp đồng loại

Các thể loại âm thanh thường bắt gặp trong công nghệ

Để hiểu được một cặn kẽ các thể loại âm thanh ta cần có trình độ chuyên môn và được trải nghiệm qua các lớp đào tạo bài bản. Vì vậy chúng tôi chỉ đưa ra thông tin được xem là cơ bản nhất có thể.

  • Thể loại âm thanh STEREO: Đây là một dạng âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau, phân bổ từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải. Ví dụ: trong một môi trường có một người nói chuyện bên phải bạn, một người khác nói bên trái bạn, và một tivi đang phát nhạc ở giữa hai người đó.
  • Hệ thống âm thanh bốn kênh rời- Quadraphonic: Vào những năm của thập niên 60 đến đầu năm 70, có một sự bộc phá khá nổi bậc trong ngành âm thanh mà nó có thể giải đáp những giới hạn của thể loại STEREO. 

Nó được gọi là hệ thống âm thanh bốn kênh rời- Quadraphonic. Và một điều gây khó khăn là hệ thống âm thanh này đòi hỏi phải có tận 4 amplifier, nhưng đây là số tiền lớn trong khoảng thời gian này

  • Âm thanh vòm- Dolby Surround: Với phương pháp âm thanh này đã bao gồm việc mã hoá các kênh Front Left, Center, Front Right và Rear vào hai kênh tín hiệu của nó. Sẽ có bộ giải mã IC chuyển tín hiệu này đến các nơi thích hợp khác nhau như kênh trái, kênh phải, kênh trên, kênh dưới và kênh giữa.

Những âm thanh trong cuộc sống quanh ta

Nếu bạn chịu sống chậm lại một chút thôi thì bạn có thể tận hưởng những âm thanh khác biệt quanh ta. Không cần đọc những kiến thức khô khan bên trên, hãy nhắm mắt và tận hưởng để biết âm thanh tạo ra nhờ đâu nào.

Chuyện bên lề khu nhà mình sống. Mình sống trong một căn hộ chung cư, khu này mới được xây nên còn khá tốt. Những dãy chung cư song song với nhau, cứ sáng nào mà mình chịu thức dậy sớm là biết bao âm thanh thú vị quanh ta

  • Tiếng xe cộ: Do khu chung cư mình được xây dựng theo quy hoạch nên có đường khá rộng, cứ mỗi sáng là bao nhiêu âm thanh xuất phát từ con đường ấy. Sao mà nôn nao, nhộn nhịp thế, tiếng người người đi bộ nói chuyện với nhau.

Tiếng xe bus chở các em, anh chị đi học, đi làm. Tiếng thở vật vã của những anh thanh niên tập thể dục. Nó dường như trở thành 1 phần quen thuộc của mỗi buổi sáng

  • Tiếng bác kế nhà “gánh mẹ”: Do mình ở chung cư nên việc nhà gần nhà sẽ ảnh hưởng nhau sẽ không quá xa lạ. Đến nỗi bác kế nhà mỗi ngày hát karaoke mình cũng thuộc hẳn lời bài hát. Một ngày mà không nghe bác ấy hát “ cho con gánh mẹ một lần…” thì có lẽ ngày đó cảm thấy thiếu gì đó rất quen thuộc.
  • Tiếng gia đình “ thời sự”: Cứ mỗi buổi chiều tàn là mình không cần mở thời sự mà vẫn có thể tự tin rằng chuyện trong nhà cuối phố mình đều biết. Chính là nhờ gia đình kế bên này

Tai người nghe được được những loại âm thanh nào? 

Như đã đề cập bên trên. Tai người có thể nghe được vùng âm thanh nghe được tức là khoảng 16Hz- 20000Hz. Tuy nhiên, số liệu này được nghiên cứu trên những người có thính lực bình thường và môi trường nghiên cứu trong điều kiện tiêu chuẩn. Trên thực tế để biết tay người có nghe được như thế nào còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố môi trường như tạp âm, cường độ âm thanh phát ra…

Tai người có thể nghe âm thanh trong tần số 16Hz-20000Hz
Tai người có thể nghe âm thanh trong tần số 16Hz-20000Hz

Âm thanh được tạo ra nhờ vào những yếu tố nào?

Mặc dù các phần trước đây đã có đề cập về định nghĩa “Âm thanh là gì?” “ Âm thanh được tạo ra nhờ thứ gì?”. Nhưng trong phần này mình sẽ dành ra hẳn để giải thích cặn kẽ hơn về cách âm thanh được tạo ra.

Điều quan trọng ta cần nói đến là âm thanh đang đề cập không được hiểu một cách hoàn toàn đầy đủ về âm sắc, âm sắc và cường độ. Nhưng điều đầu tiên ta cần làm là phải biết được âm thanh được tạo ra nhờ đâu?

Âm thanh thường được bắt đầu khi một vật thể phát ra những rung động thông qua các yếu tố bên ngoài, tạo ra một số loại âm thanh. Ví dụ như một cây đàn piano (hay một vật dụng gì đó có thể phát ra được âm thanh) đang ở trạng thái không hoạt động sẽ không phát ra âm thanh.

Cho đến khi bị một sự tác động của một thứ gì đó (có thể là con người), với sự tác động đó tạo ra sự rung động và lan truyền trong không khí và tạo nên âm thanh mang tính chất đặc trưng

Vì sao nhạc cụ lại phát ra âm thanh?

Bạn có biết nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ đâu không? Thông thường các dụng cụ trong đại gia đình nhạc cụ sẽ có bộ phận tạo ra rung động khi ta tác động vào tạo ra những thanh âm có âm sắc và tần số khác nhau và từ đó tạo ra âm thanh đặc trưng của loại nhạc cụ đó. 

Nhưng ngoài ra còn phụ thuộc khá nhiều vào hoạ âm và âm cơ bản hoà trộn với một số âm cơ bản để có thể làm cho âm thanh dễ nghe hơn. Mỗi loại nhạc cụ sẽ có cách sử dụng để tạo ra âm thanh khác nhau. 

Nhưng chúng đều dựa trên một nguyên tắc chung là tạo ra sự dao động của dây đàn để tạo ra âm thanh. Và từ âm thanh đó họ điều chỉnh âm lượng, âm sắc sao cho phù hợp, tạo giai điệu dễ nghe cho khán giả.

Nhạc cụ - âm thanh được tạo ra nhờ sự rung động dây đàn
Nhạc cụ – âm thanh được tạo ra nhờ sự rung động dây đàn

Kết luận

Đề tài về âm thanh có thể được xem là một đề tài khá thú vị với mọi người. Có lẽ đây là một đề tài gần với thực tế và không có quá nhiều kiến thức sâu xa. Mong rằng với bài viết phía trên giải thích về thắc mắc “âm thanh được tạo ra nhờ đâu” có thể giúp ta có thêm một lượng kiến thức thú vị.

Xem nhiều nhất