Các nốt nhạc ngoài là kí hiệu được dùng trên các bảng biểu thị âm thanh, còn là công cụ phản ánh độ cao, nói cách khác nó chính là nguyên liệu tạo nên vô số giai điệu. Đa số ca, nhạc sĩ đều phải tìm hiểu và khai thác lĩnh vực này để có thể giữ vững vị trí trong nghề, giúp phát triển sự nghiệp.
Nốt nhạc là gì?
Các nốt nhạc là một thành phần cơ bản trên khuông nhạc, đóng vai trò là một loại ngôn ngữ riêng cho những bài hát, nhịp điệu, bắt nguồn từ âm thanh phương Tây. Dựa vào sự xuất hiện của những nốt nhạc khác nhau, mà người ta có thể phân tích, tìm ra phương hướng trình bày và biểu diễn nó một cách tốt nhất.
Các nốt nhạc có sự kết hợp vô cùng đa dạng và phong phú, mặc dù chỉ được hình thành dựa trên 7 âm chính đó là: đồ, rê, mi, pha, son, la, si. Nhưng tùy vào tư duy và phong cách âm nhạc của người vận dụng mà có thể hình thành và tạo ra hàng triệu triệu âm thanh, giai điệu khác nhau.
Nếu nói những nốt nhạc là một sự diệu kỳ mà tạo hóa ban cho cuộc sống, thì những bài hát được sáng tác ra dựa trên chất liệu ấy là món quà tinh thần tuyệt vời nhất cho mọi người. Nhờ có sự xuất hiệu của những âm thanh tươi vui, tâm trạng xen lẫn mà cung bậc cảm xúc trong cuộc sống ở nên muôn màu muôn vẻ.
Mặc dù đã được khai phá và ghi nhận vào thời trung cổ giai đoạn XI, thế nhưng lúc đó nó là một phạm trù dị biệt, tư duy của những tâm hồn nghệ sĩ chưa được phát triển mạnh mẽ như hiện tại. Cho đến khi một linh mục người Ý biến phối ngẫu nhiên, tạo ra những giai điệu đi vào lịch sử loài người, mới được công nhận rộng rãi.
Các nốt nhạc cơ bản
Các nốt nhạc cơ bản bao gồm: Do, Re, Mi, FA, SOL, LA, SI – Gồm có 2 bộ phận trong một nốt nhạc, “phần thân”, “đuôi và dấu mốc” chính là cấu tạo để vẽ nên nốt nhạc cơ bản trên khuông nhạc:
Phần thân của nốt nhạc là một hình elip nghiêng hoặc ngang, tròn rỗng hay tròn đặc ruột là tùy vào ý đồ của tác giả, được hình thành để đúng vị trí xác định độ cao mong muốn. Đây là phần bắt buộc nhất định phải có, để được xem là nốt nhạc hoàn chỉnh.
Đuôi và dấu móc của một nốt nhạc: Đuôi là một vạch đứng thẳng xác định độ dài và quãng nghỉ của âm thanh, phần đuôi có một nét đặc biệt đó là quay lên hay quay xuống đều có thể. Đi chung với một số đuôi sẽ có kèm thêm dấu mốc để phân biệt độ dài tương đối và phân bậc cao thấp.
Tuy nhiên, đây chỉ là đối với những nốt nhạc cơ bản còn những nốt nhạc đặc biệt gắn với từng đội nhạc và người sáng tác, chắc chắn họ sẽ tự tạo nên một ngôn ngữ riêng để trao đổi cùng nhau. Đây chính là sự đặc biệt mà không phải kí hiệu nào cũng có thể tạo nên.
Có bao nhiêu nốt nhạc?
Sự ra đời của 7 nốt nhạc chủ yếu là ở phương Tây và lần đầu tiên tạo ra dấu ấn mạnh mẽ nhất cho lịch sử nhân loại bởi một linh mục người Italy. Cho nên để có thể du nhập và được áp dụng bởi Việt Nam nói riêng, các nước châu Á, Đông Nam Á nói chung, là một trong những điều vô cùng khó khăn.
Bắt buộc phải biết cách để chuyển đổi các nốt nhạc có ký hiệu châu Âu sang châu Á, từ âm điệu lĩnh vực xa xôi về với âm điệu lĩnh vực gần gũi. Lúc bấy giờ ở Việt Nam đã quen với việc sử dụng các âm tương thanh rõ ràng và rành mạc như: tính, tình, tịch, tang, tung,, tàng, tỉnh cho nhạc cụ như đàn tranh, đàn bầu,…
Nhưng một khi đã xác định đó là âm thanh dành cho đàn, trong khi âm nhạc còn sở hữu rất nhiều loại nhạc cụ hay ho khác: sáo, violon, organ,… Nhằm tạo ra sự thống nhất toàn bộ lĩnh vực nhạc cụ cho nền âm nhạc thế giới, bắt buộc phải có một bảng ngôn ngữ đặc trưng, giống như máy tính thì hiểu ngôn ngữ máy tính.
Kể từ đó, có nhiều quốc gia giống như Việt Nam thức thời và áp dụng “Do, Re, Mi, FA, SOL, LA, SI” để áp dụng và vẽ nên những khuông nhạc thần thánh cho nền âm nhạc. Một số nước sẽ quy định viết tắt là A, B, C, D, E, F, G để ký âm. Còn ở Trung, Nhật, sẽ ký âm theo số thứ tự 1,2,3,4,5,6,7.
Cách nhớ các nốt nhạc cơ bản
Đối với những học viên mới gia nhập nhạc viện, việc ghi nhớ nhiều nốt nhạc trên khuông một cách chính xác và đầy đủ là điều vô cùng khó khăn. Nhưng nó lại chiếm phần quan trọng trong quá trình học tập và theo dõi âm nhạc về lâu, về dài, do đó có khó cũng phải theo.
Nếu trong quá trình rèn luyện, đạt được một trí nhớ tốt và am hiểu tất tần tật về các nốt nhạc. Chắc chắn sẽ có thể giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và đạt được hiệu quả hơn trong cách nhìn nhận khuông nhạc khi rời khỏi quá trình đào tạo âm thanh.
Hiểu rõ bản chất của các nốt nhạc
Đối với những người có bí quyết và thực sự đam mê âm nhạc, việc nhớ nốt nhạc sẽ có một phương cách và bí quyết riêng. Nhưng đối với những ai mới vừa gia nhập và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm hiểu và phân tích thông tin liên quan đến các nốt nhạc.
Nên lựa chọn theo dõi một đề xuất chung được khảo sát sau đây, nếu như áp dụng thành công bạn có thể nhớ các nốt nhạc một cách rõ ràng và rành mạch nhất. Tiến hành tìm hiểu dựa vào việc đối mặt nhiều với các khuông nhạc mẫu tiêu chuẩn:
- Lựa chọn những bản nhạc với sự xuất hiện của nhiều nốt nhạc cơ bản, như bài hát thiếu nhi, dân tộc: Cháu yêu bà, con cò bé bé, bắt kim thang, hành quân,…
- Phân tích sự xuất hiện và phân bố của những khuông nhạc đã lựa chọn, nghe nhiều ca ngợi sĩ có kinh nghiệm hát và ghi nhận cách xử lý tone giọng, âm lượng và độ cao.
- Đối chiếu với những bài nhạc khó hơn dựa vào kiến thức tích lũy được. Nếu như vừa làm quen cảm thấy có nhiều khó khăn, đừng ngần ngại dò theo quyển bí kíp.
Thường xuyên ôn đi ôn lại kiến thức
Sau một quá trình dài làm quen và rèn luyện với việc tiếp xúc và phân tích khuông nhạc, các nốt nhạc liên quan. Người thực hiện sẽ tiến hành ôn lại, tổng hợp kiến thức, để có thể cố định được dữ liệu trong não bộ một cách lâu dài và bền vững nhất.
Việc lặp đi, lặp lại các kiến thức quan trọng, sẽ giúp cho não bộ ghi nhớ một cách tốt hơn, di chuyển những thông tin đang trong bộ nhớ tạm vào bộ nhớ gốc. Khi đó việc nhận biết và ghi nhớ các nốt nhạc không còn là kiến thức thông thường, mà nó trở thành một trong những thói quen thường nhật của bản thân người học.
Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc sắp xếp thế nào?
Vị trí của các nốt nhạc trên khuông sẽ có chức năng thể hiện và biểu thị tên nốt, trường độ, cao độ, độ dài. Khi các ký hiệu của âm thanh xuất hiện trên khuôn nhạc đúng vị trí, sẽ giúp cho người quan sát hiểu rõ được ý đồ của người truyền đạt. Một khuông nhạc tiêu chuẩn sẽ bao gồm năm dòng kẻ và bốn khoảng trống.
Trong âm nhạc có 7 nốt nhạc cơ bản, Do, Re, Mi, FA, SOL, LA, SI, tương ứng khi chuyển sang ngôn ngữ âm nhạc trên khuông sẽ là C, D, E, F, G, A, B. Đây là ngôn ngữ dùng chữ cái Latinh làm gương mặt đại diện, nhằm tạo nên sự gọn gàng và tiết kiệm diện tích chiếm đóng trên khuông.
Đây là một trong những kiến thức vô cùng cơ bản mà hầu như tất cả học sinh tiểu học hiện nay đã được tiếp cận trong môn âm nhạc tại trường. Điều này chứng tỏ, nếu như bạn là một trong những người không có cơ hội tham gia các lớp học đó, cũng không cần phải lo lắng vì đây là mảng những kiến thức dễ tiếp cận.
Khóa Sol & Pha
Khi hình thành và đưa các nốt nhạc lên khuông nhạc, người sáng tác vẽ nên một giai điệu hoàn chỉnh phải nắm và xác định rõ ý độ phối ngẫu giai điệu sẽ diễn ra như thế nào. Chẳng hạn như khi sử dụng khóa sol và khóa pha, đối với câu hát Every Good Boy Does, sẽ tương ứng các chữ khi phát họa âm nhạc như sau:
- Để lấy nhanh vị trí trên 5 dòng, bao gồm sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên EGBDF, sau đó đến các khoảng trống ACEG cũng theo thứ tự từ dưới lên trên đối với khóa sol.
- Để lấy nhanh vị trí trên 5 dòng, bao gồm sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên GBDFA, sau đó đến các khoảng trống ACEG cũng theo thứ tự từ dưới lên trên đối với khóa pha.
Các ký hiệu nốt ca bản
Nốt tròn, nốt trăng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép, móc ba, móc tư, móc năm,… Là những ký hiệu bắt buộc phải góp mặt trên một khuông nhạc nhưng không đồng nghĩa là tất cả phải xuất hiện, đôi khi có bài chỉ có từ 3-4 nốt nhưng với tài hoa của tác giả vẫn để lại được sự ấn tượng trong giai điệu.
Tác dụng của việc học nốt nhạc trong đời sống âm nhạc
Có rất nhiều bạn trẻ cho rằng việc học nốt nhạc trong đời sống chỉ phù hợp với những người có niềm đam mê mãnh liệt đối với âm nhạc, hay những người có mong muốn trở thành ca sĩ, nhạc sĩ hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, đây là một trong những tư tưởng khá lỗi thời và lạc hậu.
Sở dĩ lại đưa ra một kết luận như vậy, bởi vì, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, ngay từ khi còn nhỏ, con người cần phải tiếp thu và nhận về những tinh hoa do đời sống âm nhạc cung cấp. Nó sẽ giúp cho tinh thần được gợi mở và phát triển một cách nhanh chóng hơn.
Trong khi đó việc học các nốt nhạc chính là kiến thức cơ bản nhất để cảm thụ âm nhạc. Cho nên, học sinh từ khi học lớp 1 đã bắt đầu biết về sự hiện diện của đồ, rê, mi, pha, son, la, si.
Kết luận
Các nốt nhạc đã góp phần làm nên những cung bậc cảm xúc vô cùng tuyệt vời trong âm nhạc, khiến cho người nghe không khỏi ấn tượng và tò mò về sự kết hợp tuyệt vời của nó. Cho nên việc tìm hiểu về nốt nhạc chắc chắn sẽ khiến cho cuộc sống của bạn khi có âm nhạc trở nên sâu sắc và hấp dẫn hơn.