Cồng chiêng Tây Nguyên là một kiệt tác truyền khẩu của nhân loại, được tôn vinh là di tích lịch sử lớn của thế giới, là di sản văn hóa lớn thứ hai ở Việt Nam, xếp sau Nhã nhạc cung đình Huế.
Văn hóa cồng chiêng tây nguyên
Nét văn hóa đặc sắc này được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của thế giới vào ngày 25/11/2005. Qua đó khẳng định được nước ta là nước giàu truyền thống lâu đời, cần được gìn giữ và phát huy.
Văn hóa truyền thống lâu đời đã đi vào trong đời sống thường ngày của con người nơi đây, là linh hồn, là tiếng nói, diễn tả niềm vui, nỗi buồn của mỗi con người vùng Tây Nguyên.
Theo một nghiên cứu cho rằng đây là “hậu duệ” của đàn đá, vì từ thuở xa xưa con người đã biết sử dụng đá để làm chiêng, làm cồng,… Khi loài người tiến lên thời kỳ đồ đồng thì những sản phẩm này cũng được tiến hóa theo và mới có chiêng đồng.
Âm thanh ngân nga của loại nhạc cụ này hòa vào tiếng gió của núi rừng, tiếng suối chảy rì rào, tiếng động vật kêu, âm thanh của người lao động cần cù siêng năng tạo nên một khúc nhạc sinh động, đặc sắc.
Theo quan niệm cổ xưa, mỗi chiếc cồng, chiêng đều chứa một vị thần. Đây còn là tài sản quý giá, tỉ lệ thuận với độ tuổi của mỗi chiếc cồng, chiêng. Người ta đã từng đặt giá trị của loại nhạc cụ truyền thống này ngang hai con voi hay 20 con trâu.
Những nhạc cụ tạo nên cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng thuộc loại “gỗ”, làm bằng loại đồng thau, hình tròn có đường kính từ 20-60cm, ở giữa có thể có hoặc không có núm. Người chơi loại nhạc cụ này thường dùng dùi gỗ có quấn vải ở phần đầu hoặc dùng chính bàn tay để đánh.
Cồng chiêng là một nhạc cụ, người chơi cồng chiêng là một nhạc công. Người chơi lựa chọn loại cồng chiêng sao cho phù hợp, loại càng lớn thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì âm càng cao.
Người nghệ nhân có thể chỉnh được lỗi sai của nhạc cụ này được xem như là báu vật dân gian sống. Đều này thật sự đúng vì để chỉnh được lỗi sai thì cần phải có kinh nghiệm, kỹ thuật rất cao.
Lễ hội cồng chiêng của người dân Tây Nguyên
Lễ hội này thường được tổ chức bởi các dân tộc như: Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho,…. được diễn ra hằng năm và luân phiên giữa các tỉnh Tây Nguyên có truyền thống văn hóa cồng chiêng.
Loại nhạc cụ này chỉ dành riêng cho nam giới nhưng đặc biệt đối với dân tộc Ê Đê thì chỉ có nữ mới được chơi cồng chiêng. Ngoài ra thì các dân tộc như Mạ, M’Nông thì cả nam và nữ đều có thể dùng loại nhạc cụ quý báu này. Mỗi giai điệu, múa bước khác nhau đều mang ý nghĩa khác nhau để phù hợp với sự kiện diễn ra.
Đây là lễ hội truyền thống, là nơi gặp gỡ giữa các dân làng, mỗi nhạc công chơi một kiểu khác nhau nhưng khi kết hợp lại lại tạo ra một giai điệu đặc biệt mà rất khó tìm kiếm ở nơi khác.
Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên không đơn giản là lễ hội văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Khi đến với lễ hội thì người tham còn được hòa mình vào những hoạt động như phục dựng nghi lễ, giao lưu ẩm thực Tây Nguyên,…
Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ đơn thuần là lễ hội mang lại ý nghĩa vật chất hay nghệ thuật đơn thuần mà còn là “tiếng nói” của con người và thần linh theo quan niệm cổ xưa là “vạn vật hữu linh”. Theo người dân Tây Nguyên thì đây cũng là cách ngắn nhất và đơn giản nhất để đưa họ trò chuyện với thần linh, giúp họ cảm thấy an toàn khỏi những điều không may.
Nét đặc biệt khi chơi cồng chiêng
Một vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số như vùng Tây Nguyên thì luôn có những điểm khác, giữa các dân tộc là bình thường. Cồng chiêng Tây Nguyên cũng vậy, mỗi dân tộc điều có những nét văn hóa, giai điệu khác nhau trong việc chơi cồng chiêng.
Những giai điệu cồng chiêng Tây Nguyên đặc sắc
Lễ đâm trâu thì người dân thường chơi các bài như Cheng, Spo, Pru,… là giai điệu hùng tráng để diễn tả sự dũng cảm của các vị tù trưởng và dân buôn khi xảy khi mâu thuẫn tranh giành lãnh thổ.
Ngoài lễ hội đâm trâu thì người dân Tây Nguyên còn rất nhiều bài để đánh trong lễ Cúng bến nước, lễ Cúng cơm mới, lễ Dựng nhà,… mỗi buổi lễ điều có những giai điệu riêng biệt.
Người dân tộc Mnông Gar có các bài chiêng đặc sắc, nổi tiếng như Booc-ngăn, Rơ-le, Bar-đăn,… Người Ê-đê cũng có các giai điệu riêng Chiêng gọi buôn làng, Chiêng gọi hồn lúa, Chiêng ngày mùa,….Người Cơ-ho có các bài chiêng cũng đặc sắc không kém như: Voa-nắc, Bắc-đơn, Pép-ê-zun, Ti-tắp-tắp, Dăn pắc – Dan Điếp,….
Giao lưu hội cồng chiêng Tây Nguyên
Chương trình giao lưu văn hóa này thường được chia thành 2 phần đó là phần lễ và phần hội. Mỗi phần điều chứa đựng một ý nghĩa rất riêng nên không thể thiếu bất kìa phần nào.
Phần nghi lễ thì người tham gia giao lưu sẽ được dân làng giới thiệu về lịch sử và văn hóa của lễ hội cồng chiêng, điều quan trọng nhất của nghi thức này chính là lễ cầu thần lửa. Trưởng làng sẽ là người châm ngọn lửa bùng cháy, cầu cho chương trình diễn ra tốt đẹp.
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là điều mà nhiều người mong chờ nhất, khi tiếng trống được gióng lên, các nam thanh, nữ tú sẽ hòa vào nhau để chung vui, thưởng thức tiếng cồng chiêng mang âm điệu tươi vui và sảng khoái.
Không gian của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian của văn hóa này vô cùng đa dạng, trải rộng khắp 5 tỉnh của Tây Nguyên, và chủ nhân của lễ hội văn hóa này chính là 17 dân tộc thiểu số sống trên cao nguyên trung bộ Việt Nam.
Họ thờ cúng tổ tiên và đặc biệt là thần linh. Đối với họ mỗi chiếc cồng, chiếc chiêng đều chứa đựng một thần linh. “Cồng chiêng càng già thì thần linh càng mạnh và càng linh thiêng”.
Ngoài ra thì cồng chiêng còn dùng để thể hiện địa vị, sự giàu có. Hầu như nhà nào cũng có và có nhà có tới vài bộ. Đồng thời cồng chiêng còn là vật che chắn, bảo vệ cho gia đình tránh khỏi những điều không may.
Trong quá trình chuyển biến về kinh tế phức tạp như hiện nay, xã hội và tín ngưỡng đang làm thay đổi theo hướng tiêu cực một cách mạnh mẽ đến cuộc sống của các cộng đồng nơi đây.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang đứng trước bờ vực bị mai một rất lớn. Việc gìn giữ, phát huy và chuyển giao các tri thức và bí quyết, kinh nghiệm về cồng chiêng lại cho thế hệ tương lai về sau gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều nghệ nhân nắm giữ bí quyết, có nhiều kinh nghiệm qua đời, thế hệ trẻ ít quan tâm đến văn hóa này do sức hút mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại và văn hóa du nhập. của thời đại 4.0. Ở nhiều khu vực, cồng chiêng bị tước khỏi ý nghĩa nguyên bản và không gian văn hóa linh thiêng.
Cách để đánh cồng chiêng tây nguyên
Cồng chiêng Tây Nguyên có hai cách đánh là chủ yếu, một là đánh bằng dùi hoặc bằng cườm tay. Dùi cũng được chia làm hai loại là dùi cứng được làm từ cây gỗ được đục đẽo tỉ mỉ, còn loại dùi mềm là dùng thân cây dứa dại khô hay gỗ được bọc vải để dành.
Dùi mềm khi đánh vào cồng chiêng sẽ cho ra âm thanh ngân vang, trầm đục và hào hùng, ngược lại khi dùi cứng đánh vào sẽ cho âm rất lớn và có cảm giác rất mãnh liệt.
Dùi khi đánh sẽ đánh vòng phần lồi, là phần núm chóp để tạo ra âm thanh đặc trưng. Ngoài ra vẫn có một số dân tộc như M’Nông Chil đôi khi vẫn đánh vào phần lõm để tạo âm thanh nhưng chưa thực sự phổ biến.
Khi đánh ngoài việc chỉ dùng dùi đánh cho ra âm không đa dạng thì người nhạc công còn phải kết hợp với tay để cho ra những giai điệu đa dạng, đặc sắc, làm xao xuyến người nghe.
Khi kết hợp nhuần nhuyễn hai tay phải và trái của người nghệ nhân đánh chiêng sẽ tạo ra một âm chiêng hoàn chỉnh. Nhưng để có thể tham gia diễn tấu, kết hợp với các nghệ nhân khác tạo ra được một bài chiêng thì vấn đề còn phức tạp hơn rất nhiều.
Khi sử dụng cả đùi hay tay rồi mà nhạc âm vang lên vẫn chưa thể như ý muốn thì đó là do người nghệ nhân chưa thả hồn mình vào những giai điệu ấy. Khi họ hòa mình vào những giai điệu âm vang thì lúc đó họ mới là chính mình, là chính giai điệu họ mong muốn.
Lịch sử và nguồn gốc cồng chiêng
Có nguồn gốc từ rất lâu đời. Về cội nguồn tổ tiên, có một nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm ra và sử dụng đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá… tre, rồi mới tới thời đại đồ đồng xuất hiện và phát triển, mới có chiêng đồng…
Từ thuở xa xưa, cồng chiêng Tây Nguyên được đánh lên chào mừng những ngọn lúa mới, xuống đồng làm nông; biểu hiện của sự tín ngưỡng chính là phương tiện giao tiếp với giới siêu nhiên, thần linh… âm thanh khi ngân nga sống mãi trong lòng, cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.
Trong tất cả các lễ hội của Tây Nguyên điều không thể thiếu tiếng cồng chiêng, tiếng cồng chiêng dài hơn đời người, tiếng cồng chiêng là linh hồn là sợi dây liên kết các thế hệ, các dân làng lại với nhau.
Theo quan niệm xa xưa thì cồng chiêng đại diện cho sự ấm no, hạnh phúc, địa vị, sự hạnh phúc. Nhà nào có nhiều cồng, chiêng thì nhà đó giàu có, nhà đó được thần linh bảo vệ, che chắn để được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc.
Cồng chiêng Tây Nguyên đã đi vào sử thi để khẳng định sự trường tồn về nét văn hóa, nhạc cụ này. Nó đã tồn tại hàng nghìn năm, nghệ thuật và kinh nghiệm cũng như sự phong phú đã đạt tới đỉnh cao.
Kết luận
Cồng chiêng Tây Nguyên từ lâu đã được xem như là nét văn hóa không thể thiếu đối với người Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Một đất nước đáng sống là đất nước đa dạng về truyền thống văn hóa, có nhiều màu sắc, phong phú về phong tục, tập quán.