Đàn bầu (Độc huyền cầm) là loại nhạc cụ đã xuất hiện và lưu truyền trong dân gian từ thời xưa. Khi được đánh lên chúng sẽ phát ra những thanh âm trong trẻo thu hút người nghe. Tuy đa số chúng ta đều đã biết đến loại nhạc cụ này nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Mọi người có thể cùng chúng tôi khám phá về Độc huyền cầm qua nội dung thông tin sau.
Tìm hiểu về đàn bầu Việt Nam
Đàn bầu Việt Nam hay còn có thêm một tên gọi khác là độc huyền cầm đã tồn tại lâu đời trong dân gian từ thời xưa. Loại nhạc cụ này cũng không chỉ xuất hiện tại nước ra mà còn được một bộ phận dân tộc kinh sinh sống tại đảo Hải Nam – Trung Quốc sử dụng. Tiếng đàn phát ra khi được nhạc công đánh lên rất trong trẻo thu hút người nghe.
Trong những dàn nhạc cổ truyền đàn bầu luôn chiếm một vị trí quan trọng tạo nên những hàng khúc êm tai và cuốn hút. Từ xưa đã có rất nhiều bản giao hưởng nổi tiếng có sự góp mặt của độc huyền cầm. Chính vì thế loại nhạc cụ này không những được người dân Việt Nam yêu thích mà còn được nhiều thính giả trên thế giới hâm mộ và dành nhiều lời khen.
Hiện nay đàn bầu đang có 2 loại được phân chia dựa vào cấu tạo của hộp cộng hưởng cụ thể là thân tre và đàn hộp gỗ. Mỗi loại lại có một ưu điểm khác nhau nên thường có công hiệu nhất định. Vì thế độc huyền cầm thân tre được dùng để phục vụ những người hát xẩm. Còn loại hộp gỗ thường sẽ được nhạc công dùng chuyên nghiệp nên phạm phi sử dụng cũng phổ biến hơn.
Cấu tạo của đàn bầu
Đàn bầu là một trong những nhạc cụ truyền thông nổi tiếng tại Việt Nam. Vì thế mà rất nhiều người yêu thích và dành nhiều thời gian tìm hiểu để biết cụ thể từng chi tiết về độc huyền cầm. Cụ thể loại nhạc cụ này được cấu tạo từ rất nhiều bộ phận tiêu biểu như:
Phần thân đàn bầu
Thân đàn có tác dụng chịu lực và chống đỡ những bộ phận khác nên được thiết kế hình hộp dài, đầu hơi cao và hẹp hơn phần cuối. Nổi bật nhất là mặt của loại nhạc cụ này được chế tạo hơi phồng lên, đáy kín nhưng có khoét lỗ vuông phần cuối đàn nhằm mục đích mắc dây. Đặc biệt toàn bộ phần thân đàn bầu được chế tác hoàn toàn bằng gỗ nhằm đảo bảo tính thẩm mỹ cũng như công năng của nó khi sử dụng.
Cần đàn ( Vòi đàn)
Bộ phận này được thiết kế đặc biệt tinh xảo với câu trúc nhỏ dần về phía đuôi, đặc biệt ở phía đầu ngoài sẽ được uốn cong tròn. Cần đàn bầu thông thường sẽ làm bằng gỗ tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt người thợ còn sử dụng sừng trâu để chế tác. Để hoàn thiện bộ phận này trước khi cắm vòi vào thân đàn nghệ nhân sẽ cho nó xuyên ngang qua bầu cộng hưởng để thử độ vừa vặn trước khi lắp ráp.
Bầu cộng hưởng của độc huyền cầm
Bầu cộng hưởng của loại nhạc này thường được ông cha ta chế tác bằng lợp vỏ cứng của quả bầu hoặc cũng có thể dùng gáo dừa. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại bộ phận này đã được làm hoàn toàn bằng gỗ. Sở dĩ người hiện đại biến tấu như vậy là để phù hợp với mục đích và thói quen sử dụng đàn bầu của nhiều nghệ nhân hiện đại.
Dây đàn bầu
Độc hoàng cầm là loại nhạc cụ rất đặc biệt chỉ sử dụng một dây duy nhất được lắp từ trục đến trục chui qua một lỗ nhỏ ở cuối mặt đàn kéo chếch buộc vào vòi đàn. Cách chế tác này sẽ giúp âm thanh khi phát ra đảm bảo được độ trong trẻo hơn.
Bộ phận lên dây của đàn bầu
Bộ phận này của độc hoàng cầm thường có tác dụng tránh hiện tượng trong quá trình sử dụng dây sẽ bị trùng xuống làm ảnh hưởng đến âm thanh phát ra. Phần này có được các nghệ nhận dùng một trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn để gắn một bộ phận kim loại để mắc dây và lên dây.
Que gảy của đàn bầu
Que gảy đàn được thiết kế rất tinh xảo không khác gì một chiếc đĩa nhỏ được vót nhọn. Bộ phận này có thể được làm linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu của từng nhạc công. Que đàn trước đây thường được làm bằng tre tuy nhiên hiện nay nguyên liệu chế tác chúng lại cà cây Giang. Điểm đặc biệt que gảy đàn thường phải đảm bảo độ mềm mại nhưng cũng cần cứng cáp để nhạc công sử dụng không bị hỏng.
Trước đây bộ phận nào của đàn bầu thường cược người chế tác làm với chiều dài 10cm. Tuy nhiên ở hiện tại có nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên quy gảy đã được thiết kế lại chỉ còn 4 – 4.5cm để phù hợp với mục đích sử dụng của nhạc công.
Bộ phận khuếch đại âm thanh
Trong độc hoàng cầm còn có bộ phận khuếch đại âm thanh được thiết kế với mục đích tăng cường độ vang của tiếng đàn. Phần này thường nằm bên trong thân gần với nơi lên dây. Tuy nhiên bộ phận này chỉ có ở những chiếc đàn bầu hiện đại được sử dụng chuyên nghiệp để biến tấu nhạc.
Đàn bầu trong văn hoá của nước ta
Như mọi người cũng đã biết loại nhạc cụ này đã xuất hiện rất lâu đời ở nước ta từ thời xưa. Bởi vậy độc hoàng cầm có một giá trị đặc biệt đối với nền văn hóa của dân tộc. Theo một số thông tin nhạc khí này đã xuất hiện tại Việt Nam cách đây 1.050 năm. Vì thế tính đến thời điểm hiện tại đàn bầu là một trong những nét biểu tượng đặc trưng của nền văn hóa.
Độc hoàng cầm là cây đàn được sinh ra trong dân gian gắn liền với cuộc sống lao động khốn khó của tầng lớp thấp trong xã hội. Vì thế nhạc cụ này đã tồn tại cùng với dân tộc ta qua rất nhiều thế hệ và được nhiều người yêu thích. Bởi vậy đàn bầu thường được dùng để tấu lên nỗi lòng ai oán với giai điệu chậm rãi, da diết.
Những bước cơ bản để chơi đàn bầu
Độc hoàng cầm từ thời xưa đã được rất nhiều nhạc công yêu thích và sử dụng nhiều trong đời sống. Tuy nhiên để thành công chơi được đàn này luôn là điều không đơn giản đối với nhiều người. Hiểu được điều này chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra quy trình học cụ thể để các bạn tham khảo như sau.
Bước 1: Học cách sử dụng que gảy đàn bầu
Để thành công chơi được nhạc cụ này đòi hỏi người học phải có cách gảy đàn đặc biệt với kỹ thuật điêu luyện. Cụ thể khi đánh độc hoàng cầm các bạn cần đặt que trong lòng tay phải hơi chếch hơn so với chiều ngang dây đàn. Lưu ý que phải nằm trên 2 đốt ngón trỏ, đốt thứ nhất của ngón cái thì giữ để đầu nho nhỏ nhô ra khoảng 1,915 cm.
Bước 2: Học từ thế diễn tấu của khi chơi đàn bầu
Tư thế thông dụng nhất mà các nhạc công hay sử dụng là đặt đàn bầu trên một cái bàn nhỏ. Lúc này người chơi hãy ngồi khoanh chân trên chiếu đặc biệt đầu gối chân phải tì vào cạnh mặt đàn với mục đích giữ cho độc hoàng cầm không bị xê dịch. Tuy nhiên hiện tại nghệ sĩ thường đứng thẳng để diễn tấu hoặc cũng có thể ngồi trên ghế.
Bước 3: Dùng các ngón tay trái điều chỉnh cần và dây đàn
Để đánh đàn bầu các bạn cần sử dụng một bàn tay trái đặt trên cần để điều chỉnh chỉnh âm thanh phát ra với công dụng cụ thể của từng ngón như sau.
- Ngon rung có công dụng tác động vào dây đàn để âm thanh phát ra đúng với mục đích từng của người chơi. Thông thường người chơi sẽ dựa vào thao tác này để kiểm soát tiếng trở nên mềm mại hơn thể hiện đúng phong cách của bản nhạc.
- Ngón cái được dùng để vỗ với mục đích tạo ra âm thanh hãm, thăng giáng liên tục và ngắt quãng. Vì thế theo một số quan niệm hành động này thường diễn tả tình cảm đau khổ, uất ức, nghẹn ngào.
- Ngón vuốt được miết vào cần đàn bầu có công dụng tạo độ trượt qua các thang âm và để tạo sự giao động âm thanh cuối cùng dừng lại ở thang chuẩn nhất đúng quy định trong bản nhạc.
- Ngón luyến có tác luôn có tác dụng kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm quy định
- Ngón tạo tiếng chuông dùng để nhấn cườm tay vào dây đàn với mục đích hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội.
Nơi bán đàn bầu rẻ và đẹp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị bán độc huyền cầm nổi tiếng tại Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết nên lựa chọn địa chỉ cung cấp nào vừa sở hữu mức giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Nội dung sau chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số địa chỉ cửa hàng như:
Store Minh Phát tại thành phố Hồ Chí Minh
Minh Phát là một trong những địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống trong đó đàn bầu ở đây có chất lượng rất tốt. Không những thế cửa hàng còn phục vụ người mua rất nhiều kiểu dáng độc hoàng cầm khác nhau. Đặc biệt hơn khi lựa chọn sản phẩm của đơn vị này khách hàng còn được hỗ trợ tư vấn miễn phí và bảo hành dài hạn.
Công ty nhạc cụ Tân Việt
Ngoài Store Minh Phát tại thành phố Hồ Chí Minh mọi người cũng có thể lựa chọn đàn bầu của công ty nhạc cụ Tân Việt. Đơn vị này không những chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường các dòng độc hoàng cầm khác mà còn một số sản phẩm khác nữa. Những nhạc cụ do đơn vị này bán ra không những có rất nhiều mẫu mã đẹp mà chất lượng cũng rất tốt.
Ngoài ra mức giá trung bình mà Tân Việt đưa đến khách hàng còn rất phải chăng phù hợp với túi tiền của nhiều người.
Các nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng
Trong giới Showbiz Việt hiện nay có rất nhiều nghệ sĩ độc hoàng cầm nổi tiếng với tài năng hơn người. Tuy nhiên nhạc công Phạm Đức Thành và Hoàng Anh Tú đang nhận được nhiều lời tán dương từ thính giả. Vậy để biết cụ thể thông tin về 2 nghệ sĩ này các bạn hãy xem nội dung sau.
Nghệ sĩ Phạm Đức Thành
Nhạc công này luôn có tài năng hơn người trong số những nghệ sĩ chơi đàn bầu tại Việt nam. Ông đã rất thành công khi đoạt được giải thưởng về độc hoàng cầm toàn quốc năm 1985. Nghệ sĩ Phạm Đức Thành sinh năm 1956, tại xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Từ năm 1978 đến nay ông đã khẳng định được tài năng chơi đàn bầu của mình bằng rất nhiều giải danh dự toàn quốc.
Nhạc công đàn bầu Hoàng Anh Tú
Hoàng Anh Tú là nghệ sĩ độc hoàng cầm nổi tiếng trong suốt 15 năm học tại Nhạc viện Hà Nội. Ông đã dùng đôi tay của mình để đàn ra những giai điệu réo rắt và ngây ngất lòng người.
Ngoài những 2 nghệ sĩ này cũng còn một số nhạc công đàn bầu nổi tiếng khác như: Vân Ánh, Lệ Quyên, Kim Anh,…
Kết luận
Như vậy chúng tôi đã hoàn tất quá trình đưa các bạn đi tìm hiểu những thông tin về đàn bầu. Đây là nhạc cụ truyền thống đã xuất hiện rất lâu đời gắn liền với văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Mong rằng sau khi xem hết bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cho mình về độc hoàng cầm.