Các loại nhạc cụ du nhập từ nước ngoài về đang tạo nên nên sự đa dạng và hấp dẫn cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Nổi bật trong số đó phải kể đến đàn Kalimba – “tặng phẩm” đặc biệt đến từ đất nước châu Phi xa xôi với vẻ ngoài nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng luôn tạo nên những giai điệu vui tươi, phấn khởi. Để hiểu rõ hơn về loại nhạc khí này chúng ta hãy theo dõi những nội dung thú vị được chia sẻ ngay sau đây nhé.
Đàn Kalimba là gì?
Được biết loại nhạc khí đặc biệt này có xuất xứ từ các bộ tộc châu Phi nguyên thủy. Từ xa xưa, họ đã sử dụng đàn Kalimba để tạo thành thứ âm thanh sắc nét, vừa để giải trí vào mùa lễ hội, những lúc làm việc mệt mọc lại thể hiện được bản sắc văn hóa riêng. Niềm khát khao chinh phục tự nhiên của con người cũng được gửi gắm rất rõ nét qua đây.
Nguyên bản của nhạc cụ sẽ có từ 15-19 phím, tuy nhiên loại 17 vẫn được đông đảo người sử dụng hơn cả. Nhìn bề ngoài, nó giống như một chiếc piano thu nhỏ hoặc hộp cộng hưởng rất dễ dàng cầm trên tay để sử dụng. Thông thường nhà sản xuất sẽ làm thân đàn Kalimba bằng gỗ, các phím sử dụng hợp kim chống gỉ sét.
Nếu xét theo phân loại nhạc cụ trong hệ thống âm nhạc quốc tế thì đàn Kalimba được xếp vào dòng lamello phones hoặc idiophones. Chúng ta có thể chơi bất kỳ giai điệu nào mình yêu thích bằng sản phẩm này. Nếu phần dây của nhạc cụ được lựa chọn kỹ lưỡng sẽ cho ra những âm sắc chuẩn nhất.
Đặc điểm của đàn Kalimba
Đàn Kalimba có vẻ bề ngoài khá nhỏ gọn và khiêm tốn, chỉ dài khoảng 15-23cm. Tuy nhiên phần dây lại khá chắc chắn, vững chãi và người ta sẽ dựa vào số lượng của chúng để phân biệt ra thành từng loại cụ thể. Lúc này giá bán của nhạc khí sẽ thay đổi, đồng thời các bạn cũng có thể chơi được nhiều bài hát, bản nhạc phức tạp.
Gỗ là chất liệu chính để làm nên đàn Kalimba, nếu sử dụng loại nguyên thanh sẽ cho âm sắc dày hơn. Còn phần dây cần dùng hợp kim được tuyển chọn kỹ lưỡng để khuếch đại tiếng vang tốt nhất. Nhìn chung thì loại nhạc khí này rất trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh thoát. Còn đi vào chi tiết chúng ta sẽ thấy cấu tạo của nó được mô tả chi tiết như sau:
- Phần thân đàn được thiết kế dạng hộp vọng thanh như đàn guitar hoặc bảng gỗ phẳng với một lỗ âm lớn phía trước và 2 lỗ âm nhỏ sau lưng.
- Các phím đàn thường nằm trên 2 giá đỡ bằng gỗ và được cố định lại nhờ một giá kẹp bắt ngang qua. Nếu người chơi muốn sử dụng nhạc khí với đầy đủ hai quãng tám cần dùng loại 17, ngoài ra số lượng này có thể thay đổi tùy ý theo nhu cầu.
Phân loại đàn Kalimba
Có rất nhiều cách để chúng phân loại cụ thể đàn Kalimba. Thông thường người ta sẽ nhận biết dựa vào chất liệu sản xuất, hình dáng bên ngoài, hãng sản xuất, có được đánh số hay không,… Tuy nhiên phương pháp phổ biến nhất hiện nay được nhiều người lựa chọn là theo số lượng phím:
Loại 17 phím
Đàn Kalimba 17 phím là loại được sử dụng phổ biến nhất. Sẽ có 2 loại cho người mua lựa chọn là tone C và tone B khác nhau về cao độ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh phát ra ngoài. Nếu muốn chúng ta vẫn tùy chỉnh qua lại dễ dàng được mà không lo làm hỏng các bộ phận khác trên nhạc khí.
Loại 15 phím
Mặc dù được thiết kế ít hơn đàn Kalimba loại 17 tận 2 phím nhưng số nốt và cao độ của sản phẩm này vẫn không thay đổi. Mọi người vẫn có thể thoải mái chơi những bản nhạc với độ khó khác nhau một cách mượt mà, trơn tru trên nhạc cụ.
Đàn Kalimba 7 phím
Thực sự không thể tưởng tượng được từ 17 phím rút xuống còn 10 thì đàn Kalimba sẽ hoạt động như thế nào. Tuy nhiên người dùng có thể an tâm rằng điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến hệ thống vận hành của nhạc khí mà chỉ hạn chế chơi các bản nhạc nhiều họa tấu.
Loại 7 phím khá nhỏ gọn, thích hợp để chúng ta đem theo bên minh và sử dụng trong các chuyến đi chơi, dã ngoại. Với những người bắt đầu bước vào bộ môn này có thể dùng để tập luyện giai điệu đơn giản.
Đàn Kalimba 10 phím
Loại đàn này có 10 phím tượng trưng cho các nốt nhạc khác nhau. Đương nhiên mọi người sẽ chơi được các bản nhạc nhiều họa tấu hơn, nhưng chắc chắn không thể đầy đủ bằng việc sử dụng đàn Kalimba 17. Dù vậy, đây vẫn là lựa chọn tuyệt vời để bạn mang theo tập luyện nhạc khí mỗi ngày.
Nguồn gốc xuất xứ của đàn Kalimba
Như chúng tôi đã giới thiệu bên trên, loại nhạc cụ độc đáo này có xuất xứ từ châu Phi và mang bản sắc văn hóa riêng cho các bộ tộc sinh sống tại đây. Nó tương tự như cồng chiêng, hay đàn tranh của Việt Nam. Ngay từ vẻ bề ngoài của loại nhạc khí này cũng để hiện sự khỏe khoắn, mạnh mẽ bên trong “hình hài” nhỏ nhắn.
Đàn Kalimba theo các nghiên cứu lịch sử cho thấy được lấy nguồn cảm hứng ở Zimbabwe và phía bờ tây châu Phi, từ khoảng 3000 năm trước. Mỗi vùng đất sẽ sản sinh ra loại nhạc khí với âm sắc khác nhau với đặc trưng rất riêng để người dân nhận biết. Rất nhanh sau đó, sản phẩm này đã truyền đến phần còn lại của lục địa và trở thành di sản văn hóa độc đáo.
Trước đây người ta chưa dùng gỗ và kim loại để làm đàn Kalimba mà thay bằng nứa, tre nên rất thô sơ, chưa có nhiều âm sắc như bây giờ. Người dân châu Phi sẽ sử dụng nó để đệm cùng ca hát và nhảy múa tại các nghi lễ tôn giáo, đám cưới và các buổi giao lưu với các bộ tộc khác.
Tuy nhiên, phải đến năm 1920, nhạc sĩ người Anh Hugh Tracey trong hành trình khám phá mảnh đất châu Phi đã tìm hiểu và giới thiệu rộng rãi loại nhạc khí mới này đến các nước phương Tây. Đàn Kalimba nhanh chóng nhận được sự yêu thích của giới trẻ, trở thành nguồn cảm hứng trong các tác phẩm âm nhạc hiện đại.
Cách chơi Kalimba cơ bản
Với đàn Kalimba, các bạn chỉ cần dùng ngón tay nhấn vào các phím kim loại trên mặt đàn là có thể phát ra âm thanh. Tuy nhiên để chúng ta chơi được một bản nhạc cơ bản và nâng cao thêm nhiều họa tấu khó hơn lại không hề đơn giản. Vì thế người dùng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây trong quá trình sử dụng:
Nắm rõ vị trí của từng nốt nhạc trong đàn Kalimba
Điểm khác đầu tiên của loại đàn này với những nhạc khí khác mà bạn dễ nhận thấy là chúng chỉ bao gồm những note cơ bản là Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si. Trong sản phẩm sẽ không có phần thăng, giáng.
Để dễ nhớ nhất, người học nên dùng kí hiệu A, B, C, D, E, F tương ứng với Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si và dán lên trên các phím. Những dạng được ký hiệu giống nhau bạn có thể hiểu chúng thuộc cùng một quãng tám. Nếu thấy thêm dấu ‘ ở bên phải chúng ta sẽ hiểu là ở mức cao hơn. Nhìn chung các nốt nhạc này luôn được người sản xuất thiết kế xen kẽ nhau trong đàn Kalimba, khoảng cách càng xa sẽ khiến âm sắc trầm hơn.
Tư thế cầm ᵭàn
Phần này rất quan trọng vì bạn cần che 2 lỗ thoát âm ở mặt sau của đàn Kalimba lại giúp âm thanh được trong và không bị rè, khó chịu. Chúng ta cần cầm nhạc cụ bằng hai bàn tay, ngón cái sẽ đặt lên các phím, hai ngón trỏ để song song và tỳ vào phần cạnh bên. Điều này cũng giúp cho mọi người chơi thoải mái, tự tin hơn với các bản nhạc của mình.
Động tác gẩy ᵭàn Kalimba
Chúng ta sẽ sử dụng phần mόng của ngόn cái để gảy từng phím đàn Kalimba. Cách làm này sẽ giúp bạn ít bị đau hơn do phần thịt chịu lực tác động trực tiếp, đồng thời hạn chế được việc âm thanh phát ra bị nhỏ.
Sử dụng kĩ thuật Wah Wah
Wah Wah trong đàn Kalimba là kỹ thuật chơi nâng cao cho những ai đã thành thạo bộ môn này. Nó giúp âm thanh bạn tạo ra được ngân và vang hơn để tạo cảm giác giai điệu mới lạ, có được chiều sâu thu hút người nghe.
Để thực hiện kỹ thuận này thành công, các bạn bắt buộc phải dùng hai ngόn giữa bịt lỗ thoát âm đằng sau lại và đóng mở liên tục theo nhịp điệu của bản nhạc.
Kalimba hãng nào tốt nhất?
Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều hãng sản xuất nhạc cụ nổi tiếng khác nhau cung cấp đến người dùng các dòng đàn Kalimba. Sau đây là một số gợi ý hay để chúng ta có thể lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất:
Đàn Kalimba Gecko
Hãng này chuyên cung ứng các dòng đàn Kalimba cao cấp đến khách hàng. Nếu bạn muốn tìm loại làm bằng gỗ nguyên tấm nổi tiếng như Mahogany, trúc, long não,… nên lựa chọn sản phẩm ở đây. Mặc dù giá thành người bán đưa ra khá cao nhưng chất lượng khi chúng ta nhận về vô cùng tương xứng, cho ra những âm sắc tốt ngay từ lần thử đầu đi kèm với khả năng sử dụng bền lâu.
Linh Ting
Hoặc nếu bạn yêu thích những thiết kế đàn Kalimba nguyên khối độc đáo, mới mẻ và tràn đầy sự sáng tạo hãy tham khảo qua hãng Linh Ting. Ở đây luôn cung cấp cho người mua đầy đủ phụ kiện cần thiết đi kèm để có thể chơi một cách tốt nhất.
Kalimba Walter
Nhắc đến hãng này chắc chắn rất người tiêu dùng sẽ bị ấn tượng ngay với thiết kế đàn Kalimba được vát hai bên, đi kèm các phím có độ cứng cao giúp tạo âm vang lớn hơn. Thêm nữa, người bán sẽ sơn nhám cho phần thân ngoài nhạc cụ thay vì xịt màu bóng như chúng ta thường thấy. Điều này giúp cho sản phẩm ít bám bụi bẩn và cảm giác bạn cầm vào cũng đầm tay hơn.
Kalimba Yael
Nếu bạn đang muốn tìm cho mình dòng đàn Kalimba 17 phím với giá thành phải chăng có thể lựa chọn Yael. Bởi vì hãng sẽ dùng chất liệu gỗ nguyên tấm mỏng hơn để làm sản phẩm nên chi phí đến tay người mua cũng giảm đáng kể.
Yael cũng gây chú ý khi luôn tung ra thị trường đa dạng các mẫu thiết kế có hình in và màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Điều này giúp chủ sở hữu dễ dàng lựa chọn được cho mình cây đàn Kalimba độc lạ để thể hiện gu thẩm mỹ lẫn phong cách cá nhân.
Lời kết
Tóm lại, thông tin cụ thể nhất về đàn Kalimba đã được chúng tôi giới thiệu cụ thể đến quý độc giả. Loại nhạc cụ thú vị này đang sở hữu rất nhiều ưu điểm mới lạ thu hút sự quan tâm của của nhiều người yêu âm nhạc, đặc biệt là giới trẻ. Mong rằng sắp tới sản phẩm sẽ được phổ biến rộng rãi hơn và mọi người đều có thể sử dụng nó thành thạo.