HomeReview nhạc cụĐàn Tranh - Nhạc cụ truyền thống gắn liền với dân tộc...

Đàn Tranh – Nhạc cụ truyền thống gắn liền với dân tộc Việt

Cuộc sống con người sẽ trở nên buồn tẻ hơn rất nhiều nếu thiếu đi phong vị của những âm sắc đến từ các nhạc cụ truyền thống như đàn Tranh. Thậm chí nó còn là món ăn tinh thần của ông cha ta từ xa xưa, và trường tồn mãi cho đến nay như một minh chứng hùng hồn từ lịch sử. Để hiểu rõ hơn về loại đàn này chúng ta hãy tham khảo ngay nội dung bài viết hôm nay nhé.

Nguồn gốc của đàn Tranh

Đàn Tranh hay đàn thập lục là một nhạc cụ truyền thống của người dân châu Á thuộc họ dây, chi gảy. Ban đầu nhạc khí chỉ có 16 dây và cho đến nay đã được chúng ta cải tiến thành 25 dây. Các nghệ sĩ biểu diễn sẽ dùng nó để độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát. Ngoài được chơi nhiều trong các dàn nhạc giao hưởng dân ca, loại đàn này còn kết hợp được trong những ca khúc hiện đại.

Được biết người cổ đại Trung Quốc đã phát minh ra nhạc cụ này với tên gọi bạn đầu là đàn sắt sử dụng trong những dịp cúng tế. Còn loại chúng ta đang dùng hiện nay là phiên bản nhẹ nhàng, đơn giản và dễ chơi hơn. Trải qua nhiều thế kỷ, người dân đã cải tiến về cấu tạo của đàn Tranh để phù hợp hơn với xu thế của thời đại, tạo nên âm sắc trong sáng, dễ nghe.

Còn ở nước ta, loại nhạc khí này có mặt  từ thời nhà Trần, tuy nhiên không quá phổ biến trong quần chúng. Nó chủ yếu được các cung phi mỹ nữ sử dụng trong những cuộc vui của vua chúa. Vào các giai đoạn lịch sử sau đàn Tranh đã trở nên quen thuộc hơn, lại phù hợp với thuần phong mỹ tục, quan niệm của người Việt lúc bấy giờ nên nên được đón nhận tích cực.

Trung Quốc được xem là nơi ra đời của đàn Tranh truyền thống
Trung Quốc được xem là nơi ra đời của đàn Tranh truyền thống

Cấu tạo của đàn Tranh

Số dây trong loại đàn này không cố định, có thể là từ 16-25 tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử. Ngoài ra, con người còn cải tiến về hình dáng và âm sắc của đàn Tranh để phù hợp với xu thế của thời đại. Tuy nhiên về cơ bản các sản phẩm được bày bán trên thị trường hiện nay sẽ có cấu tạo như sau:

  • Hộp đàn thường dài khoảng 110cm với phần đầu dẹp tầm 13cm và đuôi 20cm.
  • Mặt đàn hình vòm được làm bằng gỗ xốp, nhẹ.
  • Thành đàn làm bằng gỗ trắc, mun, gụ hoặc cẩm lai.
  • Trục đàn Tranh sẽ hẹp ở phần đầu lên dây nhằm tạo âm thanh cao thấp, thường làm bằng gỗ trắc, cẩm lai hoặc gỗ gụ.
  • Ðáy đàn được thiết kế rộng ở đầu rộng, có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây. Phần lỗ ở giữa hình chữ nhật để chúng ta cầm nhạc cụ khi di chuyển và thêm lỗ tròn nhỏ phần đầu để treo lên.
  • Cầu đàn cũng được thiết kế phần đầu rộng hơn, làm bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo. Trên mặt của nhạc khí luôn có các lỗ nhỏ xếp hàng ngang để xỏ dây.
  • Nhạn dùng để điều chỉnh độ cao thấp của dây khi di chuyển, thường làm bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai. 
  • Dây đàn dây thường làm bằng inox hoặc thép không gỉ với độ dày khác nhau để phù hợp với tầm âm.
  • Móng gảy làm bằng đồi mồi hoặc inox khi tác động lên dây đàn Tranh tạo ra âm thanh.
Có rất nhiều thành phần khác nhau cấu tạo nên đàn Tranh
Có rất nhiều thành phần khác nhau cấu tạo nên đàn Tranh

Phân biệt đàn Tranh Việt Nam và Trung Quốc

Cả hai loại nhạc khí này đều có xuất phát điểm chung từ đàn sắt cổ xưa của Trung Quốc. Mặc dù có vẻ bề ngoài giống nhau nhưng vẫn có cách để chúng ta dễ dàng phân biệt, như dựa vào cấu tạo, thiết kế,… Sau đây là một số tiêu chí khác nhau được chúng tôi tổng hợp lại cho bạn so sánh về hai loại đàn Tranh này:

Về âm sắc đàn Tranh

Nếu bạn thường xuyên thẩm âm cho hai loại nhạc khí này sẽ thấy đàn Tranh của Trung Quốc thánh thót giống như tiếng nước suối chảy róc rách, thanh nhã chứ không dồn dập. Còn với dòng mà Việt Nam thưởng sử dụng sẽ có quãng cao và trong hơn, thích hợp để thể hiện những giai điệu vui vẻ thay vì trầm hùng, khỏe mạnh.

Về cấu tạo đàn Tranh

Loại của Trung Quốc hiện đại sẽ dài khoảng 163cm với 21 dây được sắp xếp từ cao dần lên thấp dần (từ 1 đến 21). Kiểu đàn Tranh này thường được làm bằng chất liệu sắt bọc nilon để âm thanh phát ra tạo cảm giác trầm hơn.

Đàn Tranh phổ biến hiện nay tại Việt Nam sẽ có ít dây hơn, khoảng từ 16-19 với phần khung hình chữ nhật dài từ 1m1-1m2. Chất liệu để làm nên phần này sẽ là cược đồng hoặc thép khá mỏng nên khi chơi các bạn sẽ thấy âm thanh phát ra luôn cao, trong và mảnh.

Về phần bề mặt đàn Tranh

Đối với loại của Trung Quốc, nhạn sẽ được thiết kế trong học đàn Tranh bên tay phải. Sẽ có thêm một chiếc cần để kéo và máy chỉnh âm trong quá trình chúng ta chơi nhạc cụ.

Còn ở đàn Tranh Việt Nam, phần chốt vặn này sẽ nằm toàn bộ trên bề mặt. Đó là lý do tại sao người sản xuất luôn phải thiết kế thêm một phần nhô ra ở hai bên để làm trụ đặt nhạn.

Móng gảy đàn Tranh

Móng ngựa và đồi mồi thường được sử dụng trong các loại đàn Tranh của Trung Quốc. Mỗi bộ sẽ gồm 8 chiếc chia đều cho 2 bên và người nghệ sĩ khi biểu diễn cần dùng băng keo vải để quấn chúng vào các ngón tay của mình.

Móng gảy đàn Tranh của Việt Nam sẽ chỉ có 3 chiếc thiết kế riêng cho tay phải. Các loại làm bằng đồi mồi nhìn chung khá hiếm, chủ yếu chúng ta sẽ dùng inox thay thế và có làm thêm khuôn để cố định lại trong quá trình chơi.

Giá bán

Giá thành các sản phẩm nhạc khí của Việt Nam sẽ “mềm” hơn và ít biến động so với Trung Quốc. Tùy thuộc vào kích cỡ, chất gỗ và các thương hiệu làm đàn Tranh mà con số người mua cần bỏ ra để sở hữu chúng cũng khác nhau.

Việt Nam và Trung Quốc luôn có sự chênh lệch về giá đàn Tranh
Việt Nam và Trung Quốc luôn có sự chênh lệch về giá đàn Tranh

Cách chơi đàn Tranh

Để âm thanh của loại nhạc cụ này phát ra đúng chuẩn và thể hiện được tính thẩm mỹ thì mọi người cần phải chú ý đến cách chơi cụ thể và một số kỹ thuật riêng, ví dụ như:

Vị trí ngồi

Vị trí ngồi là vấn đề đầu tiên nhưng rất quan trọng trong đàn Tranh mà các bạn phải tìm hiểu thật kỹ. Luôn có những quy tắc nhất định mà người chơi buộc phải tuân thủ. Tư thế chuẩn nhất cho bạn là phải chọn ghế cao vừa phải sao cho hai chân chạm đất, phần cánh tay mở ra vừa phải để không bị mỏi nếu chơi lâu dài.

Trong đàn Tranh kỹ thuật bàn tay đúng như thế nào?

Bàn tay là nhân tố quyết định chính đến âm sắc phát ra ngoài có chuẩn hay không. Vì thế, chúng ta bắt buộc phải nắm vững kỹ thuật để làm đúng căn bản trước mới có thể nâng cấp chơi đàn Tranh lên những trình độ cao hơn.

Kỹ thuật bàn tay phải

Thông thường, mọi người sẽ dùng 2-3 ngón để gẩy theo kiểu liền, cách bậc, đánh lên hoặc đi xuống liền bậc hay cách bậc. Lúc nào bàn tay của chúng ta cũng trong tư thế phải nâng lên và thả lỏng trong đàn Tranh. Các bạn có thể đánh dấu ngón cái (số 1), ngón trỏ (số 2) và ngón giữa (số 3). Tùy vào từng dạng tiết tấu mà người chơi sẽ tưởng tượng sự thay đổi diễn ra như sau:

  • Ngón Á: đây là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc, xuất hiện vào phách yếu để chuẩn bị vào một đoạn mạnh hơn.
  • Á xuống: đây là cách gảy các âm liền bậc từ cao xuống thấp. Kỹ thuật này yêu cầu các ngón tay của bạn phải lướt nhanh và đều qua hàng dây đàn Tranh.
  • Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây nhưng chỉ sử dụng ngón trỏ và ngón giữa cho âm từ thấp lên cao.
  • Á vòng: là sự kết hợp của hai loại trên cho nhiều hợp âm hơn.
  • Ngón vê: là việc người chơi sẽ kết hợp linh hoạt các ngón để gảy trên dây liên tục, không nhấn quá mạnh xuống dưới sẽ khiến âm thanh không mềm mại, êm ái.

Kỹ thuật bàn tay trái trong đàn Tranh là gì?

Trong đàn Tranh, kỹ thuật đánh ở bàn tay trái sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể, chúng ta cần đặt đầu ba ngón tay giữa lên trên dây một cách nhẹ nhàng, hơi khum lại và dáng vươn về phía trước để thực hiện tốt các động tác rung, nhấn, luyến, nhún, vỗ, vuốt,…

  • Ngón rung: là cách dùng các ngón rung nhẹ trên sợi dây đàn ở bên trái hàng nhạn mà tay phải vừa gảy.
  • Ngón nhấn dùng để đánh thêm được những âm khác mà đàn Tranh không có. Người chơi sẽ sử dụng lực ở ba đầu ngón tay trái đặt xuống dây với độ mạnh nhẹ tùy theo yêu cầu của bài.
  • Ngón nhấn luyến: tùy thuộc vào loại luyến lên hay luyến xuống mà nghệ nhân sẽ gảy vào dây lần rồi dùng tay trái nhấn dần theo các chiều khác nhau. Chúng ta cần phân phối thời gian để điều chỉnh độ đều, cao của âm.
  • Ngón nhún: là việc người chơi nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên nhưng không quá một cung liền bậc. 
  • Ngón vỗ: là việc chúng ta dùng 2-3 đầu ngón tay vỗ lên một dây nào đó phía bên trái nhạn đàn Tranh vừa được gảy rồi nhấc lên lên làm âm thanh cao lên đột ngột từ nửa cung đến một cung. 
  • Ngón vuốt: trong lúc tay phải gảy đàn, các bạn sẽ dùng 2-3 ngón trái vuốt lên dây từ nhạn đàn ra trục hoặc ngược lại. Cách làm này giúp âm thanh lên trong phạm vi ½ – 1 cung.
Nắm vững kỹ thuật sẽ giúp âm thanh của đàn phát ra luôn chuẩn
Nắm vững kỹ thuật sẽ giúp âm thanh của đàn phát ra luôn chuẩn

Mất bao lâu để học đàn Tranh

Tùy thuộc vào mong muốn của chúng ta đạt đến trình độ nào trong đàn Tranh như cơ bản, nâng cao đến có thể biểu diễn được mà thời gian học sẽ khác nhau. Có một số người chỉ cần chơi được các bản nhạc đơn giản, không yêu cầu nhiều về kỹ thuật có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn từ 6-12 tháng. 

Với học đàn Tranh chuyên nghiệp người chơi sẽ có từ cấp 1 đến cấp 9 và nâng cao hơn nữa. Trường hợp này chúng ta sẽ mất nhiều năm để học và cần có thầy cô kèm cặp thường xuyên để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật. Chỉ cần bạn không có bệnh hoặc khiếm khuyết cơ bản đều có thể học và đạt đến trình độ cao.

Các địa chỉ mua đàn Tranh uy tín

Muốn âm sắc nhạc khí phát ra chuẩn, chúng ta cần tìm mua đàn Tranh ở những địa chỉ uy tín vì họ sẽ sử dụng các loại chất liệu tốt nhất để làm nên sản phẩm. Sau đây là một số lựa chọn tốt mà các bạn có thể tham khảo:

  • Nhạc cụ Tân Việt là cửa hàng chuyên cung cấp đàn Trung Quốc, đàn cổ cầm guzheng với nhiều đặc điểm vượt trội về dây, âm thanh, kiểu dáng, kích thước,… Nhìn chung các dòng sản phẩm tại đây khá đa dạng, mang tính thẩm mỹ cao và giá bán rất phải chăng.
  • Đàn Tranh Hương Đức là địa điểm mua sản phẩm lý tưởng tiếp theo cho bạn đọc. Ở đây chuyên cung cấp các dòng nhạc khí nhập khẩu, được làm từ rất nhiều chất liệu quý nên luôn cho ra âm thanh chuẩn, hoàn hảo. 
  • Nhạc cụ Tiến Mạnh chuyên cung cấp dịch vụ về âm nhạc truyền thống lẫn hiện đại. Tại cửa hàng, sản phẩm này khá đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng cho chúng ta lựa chọn để phù hợp với nhu cầu và kinh tế của mình.
Có rất nhiều địa chỉ trên thị trường bán đàn Tranh uy tín
Có rất nhiều địa chỉ trên thị trường bán đàn Tranh uy tín

Lời kết

Như vậy, những thông tin về đàn Tranh đã được bài viết hôm nay cung cấp đầy đủ đến quý độc giả. Đây là một loại nhạc khí cổ truyền đã gắn bó lâu dài trong văn hóa của người dân Việt nên cần được phổ biến rộng rãi hơn nữa. Mong rằng mọi người sẽ ngày càng yêu quý và sử dụng sản phẩm này nhiều hơn.

Xem nhiều nhất