HomeReview nhạc cụĐàn tỳ bà - Nhạc cụ thể hiện được nhiều cung bậc...

Đàn tỳ bà – Nhạc cụ thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc

Đàn tỳ bà là loại nhạc cụ dân gian của người phương Đông dùng để độc tấu các bản nhạc cổ truyền. Nó thể hiện được âm cao trong trẻo, âm trung nhẹ nhàng, có dải âm dày và rộng. Vậy bạn đã biết đàn này có xuất hiện từ khi nào và có mấy dây chưa? Nội dung bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc khám phá về nhiều thông tin thú vị có liên quan nhé.

Đàn tỳ bà xuất hiện đầu tiên từ bao giờ?

Theo nghiên cứu từ các sổ sách ghi chép từ xa xưa thì đàn này xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc vào khoảng hơn 2000 năm lịch sử. Sau này chúng đã trở nên phổ biến ở các quốc gia Phương Đông. Qua thời gian sử dụng đàn tỳ bà đã được bản địa hóa theo từng vùng miền và đất nước khác nhau. Nhạc cụ này xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc với tên gọi PiPa, ở Triều Tiên gọi là Bipa và Nhật Bản là Biwa.

Cái tên PiPa trong tiếng Trung Quốc được tạo thành từ 2 chữ “tỳ” (Pi/琵)  và “bà” (Pa/琶). Đây là thuật ngữ dùng để miêu tả phương pháp đánh đàn của người Trung Hoa xưa. Họ sử dụng tay phải gảy dây đàn có âm cổ – “pi” và “pa” là gẩy ngược lại. 

Tại Việt Nam sản phẩm này được ghi danh trong lịch sử thời nhà Trần khi ông Lê Tắc ghi trong An Nam Chí Lược. Khi du nhập vào nước ta đàn tỳ bà đã góp mặt trong dàn nhạc cụ cung đình cùng với đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam, đàn tranh. Nó được xếp hạng trong ban “Ngũ Tuyệt” của ca nhạc thính phòng Huế. Đây cũng là nhạc cụ dân gian được tồn tại cho đến tận ngày nay. 

Đàn xuất hiện ở Trung Quốc cách đây khoảng hơn 2000 năm
Đàn xuất hiện ở Trung Quốc cách đây khoảng hơn 2000 năm

Cấu tạo của đàn tỳ bà

Đàn này thường được chế tác bằng gỗ của thân cây ngô đồng làm mặt trước và mặt sau sử dụng gỗ gụ hoặc đàn hương. Sau đây là cấu tạo cụ thể của dòng nhạc cụ này mà bạn đọc có thể tham khảo. 

  • Thùng đàn: Đây là vị trí được làm bằng gỗ cưng, có hình giống với quả lê, lưng cong, phồng ở giữa.
  • Mặt đàn: Vị trí này được làm bằng gỗ nhẹ, xốp và có bộ phận dùng để lắp dây gẩy.
  • Thân đàn: Đàn tỳ bà không có cần riêng biệt mà sẽ được gắn liền với phần thân. Ngày xưa bộ phận này vẫn có phím nhưng là phím giả nên đến ngày nay người ta đã cải tiến với 3 phím trên cần và 11 ở mặt đàn, 2 phím cho 2 dây cao. Tất cả các phím đều thấp và gắn cạnh nhau dựa theo thang âm bảy cung.
  • Dây đàn: Đây là bộ phận có hiện có 4 dây được làm bằng sợi nilon và lên theo các âm độ từ thấp lên cao Ðô, Fa, Sol, Ðô1.
  • Phần lên dây: Đàn tỳ bà hiện có 4 trục gỗ để lên dây và ở bên phía dưới có đài đàn.
  • Phím gảy đàn: Đối với bộ phận này nghệ nhân sẽ dùng miếng gảy nhựa hoặc móng giả lắp trên ngón tay để sử dụng.

Đàn tỳ bà có mấy dây?

Nhạc cụ truyền thống này có 16 phím với dây đàn được làm bằng tơ se. Tuy nhiên ngày nay loại này không còn được sử dụng phổ biến nữa mà được chuyển sang loại hiện đại với chiều dài khoảng 96cm, có 4 dây. Bên cạnh đó chúng được gắn thêm 6 phím phụ, kết hợp với 18, 24, 25, 28 phím chuẩn và được bố trí khoảng cách với 12 âm nửa cung. 

Trong đó bốn dây đàn tỳ bà sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh giọng A, d, e, a cùng với âm vực rộng từ A đến g3. Hơn nữa ngày nay người ta còn thay thế dây tơ bằng nilon hoặc thép để đảm bảo độ bền. Bởi vậy trước kia các nghệ nhân có thể sử dụng ngón tay để gảy đàn thì bây giờ đa phần họ đều sử dụng bằng miếng gảy lớn.

Dây đàn tỳ bà của Việt Nam làm bằng nilon
Dây đàn tỳ bà của Việt Nam làm bằng nilon

Sự khác biệt giữa đàn tỳ bà Trung Quốc Và Việt Nam

Để so sánh sự khác nhau giữa đàn Trung Quốc và Việt Nam chúng ta cần so sánh về mặt ngoại hình và âm thanh của chúng, cụ thể:

Ngoại hình

Khi bạn mang đàn tỳ bà của Trung Quốc và loại nhạc cụ dân gian của Việt Nam ra so sánh thì sẽ thấy sự khác biệt về ngoại hình như:

  • Dây đàn: Việt Nam làm bằng nilon còn Trung Quốc có thiết kế từ kim loại.
  • Số phím: Tổng số phím trên cây đàn tỳ bà của Việt Nam nhỏ 30 trong khi Trung Quốc lớn hơn số này.

Âm thanh phát ra

Sau khi gảy đàn của Việt Nam và Trung Quốc bạn sẽ phát hiện ra những điểm khác biệt về âm thanh như:

  • Đàn tỳ bà Việt Nam có ít phím hơn và cấu tạo bằng sợi nilon nên màu âm khô hơn với sắc đục khá đặc trưng hệ diatonic 7 nốt. 
  • Màu âm của tỳ bà Trung Quốc đánh sắc hơn với hệ hệ Chromatic 12 âm do chúng có cấu tạo từ dây kim loại và được thiết kế nhiều hơn 30 phím.

Nơi bán đàn tỳ bà chất lượng tốt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp đàn chất lượng cho người dùng lựa chọn. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê một số đơn vị uy tín đã được nhiều nghệ nhân tin tưởng. Cụ thể:

Nhạc cụ Phong Vân

Phong Vân là cửa hàng nhạc cụ rất nổi tiếng tại Hà Nội đã được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tại đây khách hàng sẽ tìm được những sản phẩm chất lượng, chính hãng và đảm bảo đầy đủ quyền lợi. Phong Vân đã có nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các dòng nhạc cụ dân tộc trong đó có đàn tỳ bà nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm. 

Cửa hàng luôn hướng đến giá trị sử dụng của người mua nên sẵn sàng tư vấn những dòng sản phẩm phù hợp nhất đến quý khách. Nếu bạn mong muốn sở hữu loại tỳ bà hiện đại dài khoảng 96cm, có 4 dây với giá cả hợp lý thì hãy đến với Phong Vân. Ngoài cửa hàng còn hỗ trợ quý khách vận chuyển đến tận nơi trên toàn quốc, khách hàng được kiểm tra kỹ trước khi thanh toán. 

Trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp đàn tỳ bà chất lượng
Trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp đàn tỳ bà chất lượng

Nhạc cụ Tiến Mạnh

Công ty nhạc cụ Tiến Mạnh là cái tên không thể không nhắc đến khi giới thiệu đến nơi bán các nhạc cụ truyền thống bao gồm đàn tỳ bà. Đơn vị đã có nhiều năm cung các dòng sản phẩm dân tộc và nhận được sự tin yêu của khách hàng. Đặc biệt khi mua đàn tại đây bạn còn được tặng thêm một phụ kiện đi kèm như: Bao đàn, dây đàn, móng gảy.

Tất cả sản phẩm mà Công ty cung cấp đều chính hãng và luôn được đảm bảo chất lượng với thời gian bảo hành cụ thể. Ngoài ra đơn vị còn hỗ trợ giao hàng trên toàn quốc, giá cả hợp lý. Nhân viên tư vấn khi khách hàng gặp sự cố và luôn làm hài lòng mọi nhu cầu của người dùng.

Nhạc cụ Tạ Thâm

Nhạc cụ Tạ Thâm là đơn vị chuyên cung cấp các nhạc cụ truyền thống đời nhất Hà Nội. Đơn vị được thành lập từ năm 1929 bởi các nhà nghiên cứu tài ba. Nhạc cụ Tạ Thâm từ lâu đã trở thành địa chỉ quen mặt của các nghệ nhân có tiếng trên toàn quốc. Đàn tỳ bà tại đây được chế tắc đúng với chất liệu từ thời xưa với gỗ ngô đồng ở mặt trước và gỗ gụ ở mặt sau. 

Hơn thế nữa các thế hệ truyền nhân của Nhạc cụ Tạ Thâm còn luôn nỗ lực nghiên cứu và chế tác nhạc cụ thêm phần chuyên nghiệp. Đơn vị luôn tự hào khi nhận được sự tin yêu của đông đảo nghệ nhân nổi tiếng và góp phần vào bảo tồn và phát triển nền âm nhạc truyền thống nước nhà.

Nhạc cụ Tạ Thâm là đơn vị được thành lập từ năm 1929
Nhạc cụ Tạ Thâm là đơn vị được thành lập từ năm 1929

Các nghệ sĩ đàn tỳ bà nổi tiếng

Tỳ bà là loại đàn thường được sử dụng trong cung đình thời xưa cho vua quan thưởng thức. Nó không những mang giai điệu của sự sang trọng cổ kính và còn giúp người chơi gửi gắm tâm tình của mình vào trong bản nhạc. Hiện nay không có nhiều người quá thành công với thể loại này bởi chúng có độ khó khá cao. Tuy nhiên các nghệ sĩ đàn tỳ bà sau đây sẽ khiến bạn nể phục về tài năng của họ.

Nghiêm Thị Kim Thu

Nghệ sĩ, giảng viên Nghiêm Thu hiện đang là giảng viên của dòng nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Cô đang công tác tại Nhạc Viện TP.HCM và luôn được người hâm mộ cũng như sinh viên ngưỡng mộ về tài năng chơi đàn tỳ bà. Trước khi bén duyên với công việc giảng dạy cô từ họ tại Học viện  m nhạc Quốc gia Việt Nam. Sau đó chuyển qua Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam và được biết đến là thành viên sáng lập Cỏ Lạ. 

Nghệ sĩ Nghiêm Thị Kim Thu được sinh ra trong một gia đình truyền thống âm nhạc. Nhờ vậy cô nhanh chóng thừa hưởng khả năng thiên phú và đem lòng say mê nhạc cụ dân tộc với đàn tỳ bà. Đây là sản phẩm có độ khó cao khiến nghệ sĩ nhiều lần cảm tưởng như muốn buông xuôi nhưng với lòng đam mê bất tận cô đã tạo dựng được nhiều thanh công như hiện tại.

Nghệ sĩ Nghiêm Thị Kim Thu có khả năng thiên phú về loại đàn này
Nghệ sĩ Nghiêm Thị Kim Thu có khả năng thiên phú về loại đàn này

NSND Mai Phương

Mai Phương là nghệ sĩ đàn tỳ bà đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến nay được phong tặng danh hiệu NSND. Cô hiện đang công tác tại Học viện  m nhạc quốc gia Việt Nam và được nhiều học trò yêu quý, kính trọng. Bà đã dành thời gian hơn nửa thế kỷ để cống hiến cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam. NSND Mai Phương đã đào tạo, sáng tác, cải tiến đàn giúp nhiều người biết đến và yêu thích như hiện tại.

Cô tâm sự nghệ sĩ muốn chơi đàn tốt cần phải có đôi bàn tay linh hoạt, nhịp nhàng. Hơn nữa bạn cần phải có cảm âm tốt, tư duy âm nhạc nhạy bén và điều chỉnh thanh âm chạm đến trái tim người nghe. Nếu chúng ta muốn phát ra âm thanh hay, đúng với cảm xúc muốn thể hiện thì cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn của cả hai bàn tay

Lời kết

Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu về thời gian xuất hiện, cấu tạo và những thông tin liên quan đến đàn tỳ bà. Đây là loại nhạc cụ dân gian ra đời từ rất lâu tại các quốc gia Phương Đông. Trải qua nhiều năm sử dụng chúng đã được bản địa hóa để phù hợp với phong tục, đất nước và nhu cầu của người dùng thời hiện đại. 

Xem nhiều nhất