HomeBlogHợp âm là gì? Kiến thức cơ bản và cách sử dụng...

Hợp âm là gì? Kiến thức cơ bản và cách sử dụng hợp âm

Hợp âm là điều mà hầu hết những người chơi nhạc chuyên nghiệp đều bắt buộc phải biết. Lý thuyết cơ bản không chỉ dành cho những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc như nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ…mà ngay cả những người có niềm đam mê với các bài hát cũng cần có những hiểu biết nhất định.

Hợp âm là gì?

Hợp âm (Chord) là tập hợp thanh âm được tạo thành bởi nhiều nốt nhạc có quy luật nhất định. Thông thường chord được tạo ra từ hai hay nhiều quãng 3, các nốt vang lên cùng lúc và những sự kết hợp này tuân thủ trật tự và quy luật.

Trong một chord thì có các nốt được xây dựng làm hợp âm trưởng. Tên gọi của nốt nhạc được dùng làm nền được gọi là nốt nền (chủ âm), với những nốt còn lại thì dựa vào quãng tạo thành với chủ âm để quy định tên gọi. Một chord chuẩn là một tổ hợp thanh âm được phối kết hợp lý tạo nên âm sắc chuẩn.

Để tạo ra một giai điệu thì hợp âm là yếu tố chính kết hợp với điệu nhạc để xây dựng nên giai điệu đó. Chord được ứng dụng trong việc học hát, học đệm hát từ các nhạc cụ phổ biến như Organ, Guitar…nắm được yếu tố này sẽ dễ dàng cho người học và người chơi nhạc có được những bài hát, giai điệu hay.

Hợp âm là kiến thức cơ bản cần thiết cho người chơi nhạc
Hợp âm là kiến thức cơ bản cần thiết cho người chơi nhạc

Cấu thành hợp âm

Thành phần của chord:

Có 7 nốt nhạc chính trong âm nhạc được ký hiệu bằng những ký hiệu chữ cái tương ứng mà chúng ta thường nghe đó là: C (Do), D (Rê), E (Mi), F (Fa), G (Sol), A (La), G (Si). Chính 7 nốt nhạc này là thành phần cấu thành nên một hợp âm của bài nhạc hay một ca khúc nào đó được sáng tác.

Công thức cấu tạo:

Chord có thể được cấu thành từ nhiều nốt (note) nhạc khác nhau. Thông thường một chord cơ bản được tạo thành từ 3 note, đây cũng là chord xây dựng dễ nhất và dễ hiểu nhất được lấy ví dụ cho các bạn dễ hình dung.

Hợp âm trưởng cấu tạo bởi: 1 – 3 – 5:

Trong đó 1, 3, 5 lần lượt là số thứ tự từ âm chủ đề hay còn gọi là bậc của âm giai. Ví dụ đô trưởng với các âm giai: C D E F G A B thì C ứng với bậc 1, và bậc 3 sẽ là E, 5 sẽ là G.

Từ 1 – 3: được tính là bằng 2 cung nhạc

Từ 3 – 5: giá trị bằng 1.5 cung nhạc.

Hợp âm thứ được cấu tạo đó là: 1 – b3 – 5:

Từ 1 – 3: Giá trị bằng 1.5 cung

Từ 3 – 5: Giá trị bằng 2 cung

Ví dụ với âm giai rê trưởng bao gồm các nốt như: D E F# G A B C#. Trong các âm giai này thì bậc 5 sẽ là A, bậc 3 sẽ là F# và D là bậc 1.

Hợp âm là kiến thức cơ bản cần thiết cho người chơi nhạc
Hợp âm là kiến thức cơ bản cần thiết cho người chơi nhạc

Các chord ứng dụng nhiều trong học đàn Guitar

Cách đọc tên hợp âm

Như đã nói ở trên mục thành phần chord thì 7 nốt nhạc tương ứng với ký hiệu trên bảng chữ cái đó là: C (Do), D (Rê), E (Mi), F (Fa), G (Sol), A (La), B (Si). Với những chord chỉ có ký hiệu đơn thuần như trên người ta gọi đó là hợp âm trưởng. Ví dụ: E – mi trưởng, F – Fa trưởng…

Ngoài ra để phân biệt hợp âm trưởng với các chord còn lại thì đi kèm sau với chúng là một ký tự (có thể là chữ cái hoặc ký tự đặc biệt) để ký hiệu cho các loại chord khác. Công thức và ý nghĩa ký hiệu của các chord đó là:

  • Hợp âm thứ: ký tự đi kèm là m
  • Chord thăng: ký tự đi kèm là #
  • Chord giáng: ký tự đi kèm là b
  • Chord bảy: đi kèm với đó là số 7

Ví dụ các chord Fa cho các bạn dễ hình dung về cách gọi như sau:

Fa trưởng: F, Fa thứ: Fm, Fa thăng: F#, Fa giáng: Fb, Fa bảy: F7. Trường hợp đặc biệt ta còn có chord kết hợp tương đối dài dòng với cách gọi hoàn toàn tương tự dễ dàng như: Fa thăng thứ: F#m.

Tìm hợp âm trong ca khúc

Để tìm được hợp âm chuẩn cho một bài hát là điều không hề khó. Điều quan trọng là chúng ta có được những kiến thức có liên quan về gam, chord, giai điệu và cách đặt hợp âm trong ca khúc cho phù hợp.

Hiểu về gam và chord trong bài hát

Để tìm được âm cho trong một ca khúc bất kỳ đòi hỏi bạn phải hiểu được thêm một khái niệm rộng hơn là gam, là tên gọi mà mọi người thường hay nhầm lẫn và quy đồng chúng là một. Bạn cần biết được ý nghĩa của “gam” và ý nghĩa của chord để xác định được chord trong bài hát.

Chúng ta thường nghe về gam, thực chất thì gam bao gồm 7 nốt nhạc cơ bản như chúng ta đã biết Đo Rê Mi Fa Sol  La Si. Bài hát thông thường chỉ sử dụng các nốt nhạc này với các cao độ và một số trường hợp thăng giáng nốt đặc biệt.

Trong khi đó chord là sự kết hợp của nhiều nốt, thường là 3 nốt tạo bởi 2 quãng 3 nốt nhạc chồng lên nhau. Ví dụ C – E, E – G, F – A.

Gam và hợp âm có liên quan khá mật thiết. Mỗi gam sẽ có một chuỗi chord đặc trưng, cụ thể là có 7 chord. Ví dụ với gam Fa trưởng thì chỉ sử dụng những chord liên quan của gam C. Nếu muốn biết một gam có những chord gì thì chỉ cần lấy 7 nốt nhạc sắp xếp thành những bộ 3 nốt có thể tạo ra.

Lấy ví dụ với game Đô trưởng. Các hợp âm có thể có là C-E-G (Đô-mi-sol), D-F-A (rê-fa-la), E-G-B (Mi-Sol-Si), La- Đô – Mi, Fa- La- Đô…

Có rất nhiều hợp âm được sử dụng trong âm nhạc
Có rất nhiều hợp âm được sử dụng trong âm nhạc

Cách tìm chord trong bài hát

Tìm chord của một bài hát có hai vấn đề đó là xác định được chủ âm bài hát và chord của  bài hát đó. Tìm ra chord và đặt đúng vào ca khúc là điều vô cùng quan trọng.

Tìm chord trong bài hát

Thông thường các ca khúc Việt Nam sử dụng hai hợp âm chủ,  6 chord chính và quy tắc 1 – 4 – 5 được áp dụng cho các trường hợp khác. Ví dụ một ca khúc âm đô trưởng C sẽ có âm giai Am la thứ tương ứng.

Ta có thể sử dụng quy tắc đếm bàn tay để áp dụng cho việc tìm ra mối liên quan. Theo nguyên tắc này với âm trưởng là Do thì ngón cái ứng với Do, ngón 2 và ngón 3 tương ứng với Rê- Mi ta có thể bỏ, Fa tương ứng với ngón 4 ta chọn, ngón cuối cùng ứng với Sol ta lựa chọn.

Từ ví dụ ở trên ta có thể tìm ra âm đô trưởng sẽ có F-G-C đó là Fa – Sol – Do. Tương tự với la thứ Am sẽ có Dm- Am – Em là Rê thứ – La thứ – Mi thứ.

Đặt hợp âm vào ca khúc

Có những quy luật riêng để đặt đúng chord vào ca khúc đã lựa chọn. Một số điều bạn cần biết để áp dụng đó là:

 Với đại đa số các bài hát Việt, ở mỗi ô nhịp thường được sử dụng một chord, các phách được đổi ở đầu nhịp rơi vào phách 1. Trường hợp ca khúc có bốn nhịp thì sử dụng hai chord trong mỗi ô nhịp và đổi nhịp ở phách 1 và 3.

Ca khúc khởi đầu bằng một chủ âm nào thì kết thúc cũng tương tự. Ví dụ ca khúc mở đầu bằng đô trưởng C thì kết thúc cũng bằng âm C.

Có những vòng chord đi kèm tuỳ vào trường hợp chủ âm là thứ hay trưởng. Có thể hình dung dễ dàng như một bài hát bắt đầu từ la thứ Am thì thường đi kèm theo sau đó là E7 và Dm là mi bảy và rê thứ. Tiếp theo trong bài hát sẽ có thể được sử dụng thêm vòng C – F – G7 (Đô trưởng – Fa – Sol 7) để thêm màu sắc cho ca khúc.

Như đã nói ở trên, nếu vòng chord bắt đầu là la thứ Am sẽ kết thúc với Am. Thông thường trong bài hát đó ta cũng phải sử dụng một số chord đi kèm có liên quan như Dm và E7, vòng chord chính sẽ là Am – Dm – E7.

Vòng chord ứng dụng rất nhiều trong các bài hát
Vòng chord ứng dụng rất nhiều trong các bài hát

Những hợp âm cơ bản

Chord có rất nhiều và nó biến đổi tuỳ vào cách sử dụng trong từng bài hát. Một số chord cơ bản dưới đây là những thứ bạn nên nắm vững để từ đó làm cơ sở xây dựng các chord tiếp theo.

Chúng ta sẽ đến với 14 chord cơ bản nhất được ứng dụng nhiều trong guitar cơ bản và organ cơ bản. 14 chord chia làm 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ đó là:

07 hợp âm trưởng

  • Đô trưởng – C: C – E – G: Đô – Mi – Sol
  • Rê trưởng – D: D – F# – A: Rê – Fa thăng – La
  • Mi trưởng – E: E – G# – B: Mi trưởng – Sol thăng – Si
  • Fa trưởng – F: F – A – C : Fa – La – Đô
  • Sol trưởng – G: G – B – D: Sol – Si – Rê
  • La trưởng – A: A – C# – E: La – Đô thăng – Mi
  • Si trưởng – B: B – D# – Fa#: Si – Rê thăng – Fa thăng.

07 hợp âm thứ

  • Đô thứ – Cm: C – Eb – G: Đô – Mi giáng – Sol
  • Rê thứ – Dm: D – F – A: Rê – Fa – La
  • Mi thứ – Em: E – G – B: Mi – Sol – Si
  • Fa thứ – Fm: F – Ab – C: Fa – La giáng – Đô
  • Sol thứ – Gm: G – Sib – D: Sol – Si giáng – Rê
  • La thứ – Am: A – C – E: La – Đô – Mi
  • Si thứ – Bm: B – D – F#: Si – Rê – Fa thăng.
Tìm chord cho bài hát không phải là vấn đề khó khăn
Tìm chord cho bài hát không phải là vấn đề khó khăn

Cách biến đổi chord thăng/giáng

Từ các chord cơ bản như trên ta có thể tìm ra những chord thăng giáng bằng cách tăng hoặc giảm các cung. Một số ví dụ để các bạn dễ hình dung đó là:

Ta có hợp âm Đô trưởng (C), để có thể tìm ra chord Đô thăng trưởng (C#) bằng cách tăng 3 nốt trong chord Đô trưởng lên nửa cung đó là: C – E – G.

Lúc này ta có C#: C# – F – G với quy ước E lên F tức là Mi lên Fa được tính là nửa cung. Tương tự Đô giáng trưởng Cb là: B – Eb – Gb với quy ước từ Đô xuống Si ( C xuống B bằng ½ cung.

Một số cao độ giữa các nốt bạn cần biết để xây dựng các âm thăng/giáng đó là tất cả khoảng cách giữa các nốt đều được tính là một cung, ngoài trừ giữa Mi và Fa và Si và Đô là được tính ½ cung. Cụ thể bằng đồ thị khoảng cách giữa các nốt như E (½ )F, B (½ )C. còn lại C (1) D, D (1) E, G (1) A, A (1) B.

Tổng kết

Hợp âm là gì và những lý thuyết cơ bản nhất đã được chúng tôi cung cấp đến bạn đọc qua bài viết trên. Kiến thức về âm nhạc là vô cùng rộng lớn và càng khám phá chúng ta càng thấy được cái hay ở trong đó, chúc các bạn luôn cảm thấy vui vẻ khi được sống với đam mê của mình.

Xem nhiều nhất