Mid là âm thanh quen thuộc trong hệ thống âm thanh của dàn karaoke. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về khái niệm cũng như vai trò của âm mid. Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn tất tần tật kiến thức về nó. Tìm hiểu ngay nhé!
Âm mid là gì?
Âm mid (middle) có thể là khái niệm xa lạ với nhiều người nhưng thực chất là dải tần âm thanh thường gặp nhất, xuất hiện và gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Âm mid bao gồm: tiếng nói, tiếng động vật, âm thanh từ vật dụng, xe cộ,…
Có thể bạn quan tâm:
- Treble là gì? Vai trò và cách chỉnh âm treble trong âm thanh
- Tổng hợp nhanh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của loa
- Hướng dẫn 3 cách làm tăng bass cho loa đơn giản bạn nên biết
Âm mid hay còn được gọi là âm trung, có dải tần trong khoảng từ 500Hz đến dưới 6kHz.
Do sự thân thuộc này mà đôi tai của chúng ta rất nhạy cảm với âm thanh tầm trung mid. Khả năng đánh giá bằng đôi tai của chúng ta cũng đặc biệt hơn ở dải tần âm thanh này so với âm bass hay treble.
Phân loại âm Mid trên thị trường
Nằm trong khoảng dải tần khá rộng 500Hz đến dưới 6kHz, do đó, âm mid được chia thành 3 mức cơ bản:
- Âm mid trầm (Low mid): ~500Hz – 1kHz
- Âm mid trung (mid): ~1kHz – 2kHz
- Âm mid cao (high mid): ~2kHz – 6kHz
Âm mid như thế nào được xem là đạt chuẩn chất lượng?
Âm mid được coi là đạt chuẩn chất lượng khi tái tạo âm thanh một cách rõ ràng, mượt mà. Giúp người nghe cảm nhận được sự ấm áp trong từng nốt nhạc, rõ ràng và chi tiết trong từng âm thanh và đem đến cảm giác dễ chịu khi thưởng thức.
Các thuật ngữ liên quan đến âm mid
- Thuật ngữ khi miêu tả âm thanh mid hay: ngọt, mượt, đầy đặn
- Thuật ngữ khi miêu tả âm thanh mid dở: mid mỏng, mid dày,…
Loa Mid là gì? Cấu tạo của loa Mid
Loa Mid là thiết bị âm thanh hoạt động từ tần số 500Hz đến 6kHz, có chức năng xử lý tín hiệu đầu vào để xuất ra âm thanh và truyền đến tai của người nghe. Nói một cách khác, loa Mid có dải tần số rộng và có thể thay đổi mức độ âm thanh một cách nhanh chóng, từ âm thanh của nhạc cụ cơ bản cho đến âm thanh của động vật (như tiếng kêu con vật và tiếng nói con người), nhờ đó giúp cho người nghe cảm nhận được âm thanh dễ chịu hơn.
Cấu tạo của loa Mid cũng có một số điểm tương đồng so với loa Bass và loa Treble. Cụ thể như sau:
– Khung sườn: Là phần gắn kết nhiều bộ phận và linh kiện khác của loa, có thể được làm từ chất liệu nhựa, nhôm cho đến sắt. Nhìn chung, khung sườn sẽ không tác động nhiều đến chất lượng âm thanh, nhưng bạn đừng chọn khung sườn có kích thước quá lớn dễ gây phản xạ trực tiếp tại màng loa.
– Viền nhún: Thường được làm bằng chất liệu giấy (hoặc vải) xếp gấp lại cùng với màng loa, có chức năng giữ kín hơi và tạo độ mềm dẻo cho loa. Nếu là người rành về âm nhạc thì khi nhìn bộ phận này sẽ biết được đặc trưng âm thanh của loa .
– Màng nhện: Có hình dạng giống với lò xo trong củ loa với chức năng chính là nhận tín hiệu và truyền đi, nên chất lượng của bộ phận này cũng góp phần quyết định đến chất lượng âm thanh tổng thể.
– Nam châm: Được cấu tạo khá phức tạp với 3 loại phổ biến là Neodymium, Ferrite và Alnico. Trong đó, loại nam châm Neodymium được dùng phổ biến nhất với giá thành vừa phải.
– Cuộn dây đồng: Gồm có lõi hình trụ và được quấn dây đồng (có thể phủ lớp nhôm) xung quanh, nó được đặt trong khe hở từ. Khe hở càng nhỏ thì mật độ từ càng cao, nhờ đó mang lại chất lượng âm thanh to rõ hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Học đàn piano từ A-Z cho người mới bắt đầu, chi tiết nhất
- Hợp âm piano là linh hồn của những giai điệu âm nhạc
Ngoài ra, việc cuộn dây đồng được quấn nhiều vòng, thậm chí là tròn vuông hoặc dẹt đều ảnh hưởng đến nhiều thông số của âm thanh, nhất là cho tần số thấp đi qua. Trong khi, tụ điện có chức năng cho tần số cao đi qua. Có thể nói, tụ điện được nối tiếp với cuộn dây đồng sẽ có tác dụng hạn chế tần số cao và tần số thấp đi vào loa, nhờ đó thường được sử dụng cho loa Mid.
– Màng loa: Được làm từ nhiều chất liệu như nhựa, giấy, kim loại,… và đây cũng là một trong những bộ phận quan trọng của loa, vì độ rung màng loa ảnh hưởng nhiều đến độ phát âm thanh. Nói một cách khác, loa Mid nghe có dở hay không nhờ vào chất lượng màng loa.
Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu được mid là gì và tất tần tật kiến thức về âm mid trong âm thanh nhé!