HomeKiến thức nhạc cụ - âm nhạcNhịp 4/4 là gì và một số thông tin cơ bản về...

Nhịp 4/4 là gì và một số thông tin cơ bản về nhịp 4/4

Nhịp 4/4 là một loại nhịp được các nhạc sĩ ưu tiên sử dụng khá nhiều trong âm nhạc. Tuy nhiên có lẽ nhiều bạn vẫn không hiểu nhịp 4/4 và được sử dụng như thế nào trong âm nhạc. Hay cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về số chỉ nhịp 4/4 cùng với cách sử dụng loại nhịp này nhé.

Nhịp 4/4 và thông tin tổng quan

Nhịp 4/4 còn có tên gọi khác là trường canh, tiết nhịp là những khoảng cách về thời gian được chia đều trong các bài nhạc. Trong các bản nhạc, nhịp này được định ra bởi các vạch nhịp và tạo thành ô nhịp, nhịp 4/4 được sử dụng trong các bài nhạc có tính tôn nghiêm.

Ô nhịp là một phần của khuông nhạc và được xác định bởi số phách cho trước vào mỗi phách ứng với một hình nốt cụ thể. Và mỗi một ô nhịp sẽ được ngăn cách với nhau bởi một vạch nhịp.

Trong ký hiệu nhạc, số phách trong mỗi ô nhịp sẽ được quy định ở đầu mỗi bản nhạc bằng tử số của số chỉ nhịp, mẫu số của số chỉ nhịp sẽ được dùng để chỉ giá trị của một phách trong ô nhịp.

Có rất nhiều làn điệu tạo nên một thể loại âm nhạc như điệu Rumba, Valse, March, Slow Rock… Vậy nên bạn sẽ không thể biết một bài nhạc sẽ phải chơi theo điệu gì nếu đó là lần đầu bạn tiếp xúc với nó. Lúc này, số chỉ nhịp sẽ phần nào giúp bạn tìm ra làn điệu phù hợp cho bài nhạc.

Tóm lại, số chỉ nhịp là một cặp số được ghi giống phân số nằm đầu khuông nhạc và sau khóa Sol. Trong số chỉ nhịp, số trên biểu thị cho số phách trong một ô nhịp và số dưới biểu thị cho độ dài mỗi phách. Và cặp số này có tác dụng giúp chúng ta xác định nhịp điệu của bài hát, giúp bạn dễ dàng hơn khi chơi bản nhạc.

Các khái niệm cơ bản về nhịp và nhịp 4/4 là gì?
Các khái niệm cơ bản về nhịp và nhịp 4/4 là gì?

Ký hiệu nhịp 4/4

Nhịp 4/4, còn có ký hiệu nhịp C là loại nhịp kép, gồm 4 phách, mỗi phách có độ ngân bằng một nốt đen. Phách thứ nhất sẽ là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ, phách thứ ba mạnh vừa, phách thứ tư nhẹ.

Nếu trong ô nhịp có 1 nốt trắng thì nốt đó tương đương với 2 nốt đen, có độ ngân là 2 phách. Trong trường hợp đó là dấu lặng đen hoặc 2 nốt đơn thì chúng cũng tương đương với 1 nốt đen. 

Ứng dụng của nhịp 4/4

Nhịp 4/4 là loại nhịp có giai điệu thích hợp với các bài pop, ballad bởi gần như 80% các bài hát thuộc hai thể loại nhạc này đều sử dụng nhịp 4/4, và nhịp này thường dùng cho các bài hát, bản nhạc có điệu Valse, Bolero.

Đọc chỉ số nhịp 4/4

Để có thể đọc được số chỉ nhịp thì trước hết bạn phải hiểu được ý nghĩa của của số chỉ nhịp trước đã. Như đã nói ở trên, trong 2 con số của số chỉ nhịp thì số ở trên biểu thị cho số phách có trong một ô nhịp, số ở dưới biểu thị cho giá trị của một đơn vị nhịp.

Ví dụ, nếu số bên trên của số chỉ nhịp là số 2 thì ô nhịp gồm có 2 phách, còn với số bên dưới là 4 thì tương đương với mỗi phách bằng 1 nốt đen, tương tự nếu là nốt tròn thì sẽ là số 1, nốt trắng là số 2, nốt đơn là số 8.

Với nhịp 4/4, số ở trên sẽ biểu thị cho mỗi một ô nhịp sẽ gồm có 4 phách. Số bên dưới là 4 thì sẽ tương đương với độ ngân mỗi phách có giá trị bằng với một nốt đen. Nếu trong ô nhịp có nốt tròn thì sẽ tương đương với 4 nốt đen, nốt trắng tương ứng 2 nốt đen, nốt móc đơn tương ứng 1/2 nốt đen, nốt móc kép tương ứng 1/4 nốt đen.

Đọc chỉ số nhịp 4/4
Đọc chỉ số nhịp 4/4

Cách đánh nhịp 4/4 

Học cách đánh nhịp là một phần không thể thiếu mỗi khi tiếp xúc với một loại nhịp mới. Và đối với nhịp 4/4 điều đó cũng tương tự. Sau đây bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách đánh nhịp và những lưu ý khi đánh nhịp 4 4.

Cách đánh 

Đối với nhịp 4/4, đây là nhịp kép nên cách đánh nhịp sẽ có phần khác với các loại nhịp thông dụng khác. Sau đây là hướng dẫn các bước để bạn có thể đánh chính xác nhất:

  • Phách thứ nhất là phách mạnh, tay chúng ta sẽ đi từ trên xuống, lòng bàn tay úp xuống dưới.
  • Phách thứ hai là phách nhẹ, lòng bàn tay của chúng ta sẽ đánh hơi nghiêng, đi vào hướng lên trên
  • Phách thứ ba là phách mạnh vừa, lòng bàn tay tiếp tục đi hơi nghiêng đi ra theo hình dấu ngã
  • Phách thứ tư là phách nhẹ, lòng bàn tay hơi ngửa vòng vào đi lên

Có nhiều cách đếm khi đánh nhịp 4/4, bạn có thể đếm theo số, theo hướng tay và theo thế tay. Với cách đếm theo số, bạn đếm “ Một – Hai – Ba – Bốn”. Với cách đếm theo hướng tay, bạn đếm “Xuống – Vào – Ra – Lên”. Còn với cách đếm theo thế tay, bạn đếm “Úp – Nghiêng – Nghiêng – Ngửa”.

Lưu ý khi tập đánh nhịp 

Khác với nhịp 2/4 và 3/4 khi khởi nhịp ở phách thứ nhất thì hai bàn tay sẽ được đặt cạnh nhau còn với nhịp 4/4 thì 2 bàn tay phải để ở một khoảng cách vừa phải, thường là ngang hai đầu vai vì lý do phách thứ hai sẽ đi vào chứ không đi ra như ở các nhịp 2/4 và 3/4.

Để cho đơn giản, trong thực tế khi gặp các tác phẩm âm nhạc sử dụng loại nhịp này, người nhạc trưởng thường chia thành hai phần tiết tấu tương đương hai phần nhịp 2/4 để điều khiển. Nhưng với các tác phẩm có âm hưởng trang trọng thì bắt buộc người chỉ huy phải sử dụng sơ đồ tay của nhịp.

Sơ đồ tay cách đánh nhịp 4/4
Sơ đồ tay cách đánh nhịp 4/4

Các kiểu rải và quạt ballad chơi guitar cho nhịp 4/4

Nhạc ballad là một dòng nhạc có khá nhiều cách rải và quạt. Để có thể rải và quạt được hay và đúng cách, bạn cần phải hiểu các nguyên tắc thành lập rải và quạt. Sau đây sẽ là một số kiểu rải và quạt hay dùng của dòng nhạc ballad:

Cách quạt chả ballad cho nhịp 4/4

Quạt chả ballad gồm có 16 lần đánh lên, ký hiệu là L và đánh xuống, ký hiệu là X. Và mỗi một lần lên xuống như thế sẽ tương ứng với một nốt móc kép. Khi mới tập, các bạn chỉ cần lướt nhẹ tay trên dây đàn với biên độ rộng, ngón trỏ đánh xuống, ngón các đánh lên. Khi đã quen, bạn có thể điều chỉnh theo cách của bạn:

Với (-) là các lần l, x là thời gian nghỉ

Cách 1

Đánh theo cách sau: X – – – X – –  l X – – l X – x l (trở lại nhịp 1 và chuyển hợp âm). Để không bị sai nhịp khi dùng cách này, bạn chia làm 8 nhịp, mỗi nhịp một nốt đơn. Các bạn có thể học thuộc l,x trước sau đó áp dụng vào tập đàn để dễ dàng hơn.

Cách 2

Đánh theo cách X – – – X – x l X – x l X – x l. Nếu bạn đánh theo cách này sẽ gặp một số những khó khăn bởi vì yêu cầu người chơi cần phải thành thạo và có một số kiến thức nhất định. Tuy nhiên nếu bạn đã hiểu rõ về bản chất của nhịp này thì sẽ dễ dàng học và tìm hiểu những loại nhịp khác.

Cách 3

Đánh theo cách X – – – X – – l X l x l X – x l. Ta có thể thấy các lần lên xuống giữa nhịp 3 rất nhanh nên bạn có thể tập các bài tập hỗ trợ trước.

Cách 4

Đánh theo cách X – – – X – – l X l x – X – x l. Ở cách đánh này tốt nhất là bạn nên học bằng cách đọc lên xuống cho đúng nhịp sau đó vừa đọc vừa đàn. Nếu cảm thấy khó đọc thì nên chia ra làm 8 nhịp mỗi nhịp tương ứng một nốt đơn.

Cách 5

Đánh theo cách X – – – X – – l X l – l X – x l.

Cách 6

Đánh theo cách X – – – X – – l – l – l X – x. Cách này có đảo phách ở nhịp thứ ba nên khó giữ nhịp. Lúc mới bắt đầu tập, các bạn không cần phải giữ đúng nhịp thứ ba mà chỉ cần giữa đúng các nhịp 1, 2, 4 đến khi quen dần sẽ tập đúng.

Nếu bạn có thể đánh đàn và chuyển hợp âm thành thạo nhưng khi kết hợp cả đàn và hát lại bị rối nhịp bạn có thể khắc phục bằng cách chọn một số bản nhạc quen thuộc để quen dần; ghi hợp âm, đánh dấu vào các nhịp chính sau đó chỉ hát và đệm đàn theo nhịp chính…

Cách rải ballad

Với rải ballad, nguyên tắc chung sẽ có 8 lần móc trong 4 nhịp, và mỗi lần móc tương ứng với một nốt móc đơn. Tuy nhiên các bạn có thể bỏ đi một lần móc, nghĩa là bạn chỉ cần móc bảy lần. Sau đây sẽ là một số cách rải điệu ballad trong guitar: 

  • Cách 1: Bass 3 2 3 1 3 2 3
  • Cách 2: Bass 4 3 4 2 4 3 4
  • Cách 3: Bass 4 3 4 1 4 3 4
  • Cách 4: Bass 4 3 4 1 4 3 4. Với hợp âm pha trưởng sẽ có cách đánh như sau Bass 4 3 2 4 1 4 3 4.
  • Cách 5: Bass 1 2 3 1 2 3 2

Có rất nhiều cách rải ballad nhưng chủ yếu chỉ có hai cách cơ bản là móc đủ 8 lần và chỉ móc 7 lần. Để có thể làm cho bản nhạc thêm sinh động, bạn cần thay đổi cách móc tùy theo đoạn nhạc cho phù hợp hơn.

Nhịp 4/4 và cách rải và quạt nhịp khi chơi guitar
Nhịp 4/4 và cách rải và quạt nhịp khi chơi guitar

Một số bài hát có nhịp 4/4 

Đây là một nhịp khá thông dụng và được nhiều nhạc sĩ lựa chọn khi sáng tác nhạc. Một ví dụ gần nhất đó là bài quốc ca “ Tiến quân ca” của nước ta. Đây là một bài hát có giai điệu khá trang nghiêm nên việc dùng nhịp 4/4 là không quá lạ.

Ngoài ra, nhiều bài nhạc hiện đại mà chúng ta thường nghe hằng ngày cũng được sử dụng nhịp 4/4 như các bài Một nhà – Da Lab, Cơn mưa ngang qua, Lạc trôi – Sơn Tùng MTP, Thu cuối – Yanbi, Mr.Tee, … và nhiều bài hát khác nữa đều là những bài gây sốt đối với cộng đồng mạng.

Những bài hát có sử dụng nhịp 4/4 
Những bài hát có sử dụng nhịp 4/4

Kết luận

Bên trên là những thông tin cơ bản về vấn đề nhịp 4/4 cũng như cách sử dụng và cách rải và quạt guitar theo nhịp 4/4. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết và giúp ích được cho bạn.

Xem nhiều nhất