HomeReview nhạc cụSáo trúc - Loại nhạc cụ dân tộc đặc biệt của các...

Sáo trúc – Loại nhạc cụ dân tộc đặc biệt của các dân tộc

Sáo trúc là một dạng nhạc cụ được sử dụng và chơi bằng bộ hơi, đây cũng chính là một trong những loại nhạc cụ được sử dụng nhiều nhất trong các ban nhạc Việt Nam từ xưa đến nay. Hơn thế nữa, sáo còn là biểu hiện của một loại nhạc cụ mang đậm nét dân tộc, được nhiều người yêu thích.

Sơ lược về sáo trúc

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam ta nổi tiếng là một trong những dân tộc có niềm đam mê nghệ thuật một cách mãnh liệt. Những người dân nước ta luôn đặt một sự yêu thích cũng như một sự tôn sùng độc đáo dành cho những bộ môn mang tính chất nghệ thuật.

Nói về những loại nhạc cụ, không thể không nhắc đến thổi sáo, đặc biệt là sáo trúc, đây chính là một loại nhạc cụ mà đến những họa sĩ còn vẽ lên một tác phẩm em bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo trúc để biểu hiện môn nghệ thuật dân tộc này.

Sáo trúc Việt Nam là một loại nhạc cụ được làm bằng cây trúc hoặc cây nứa, đây là loại nhạc cụ có âm thanh cao vút, trong trẻo và thánh thót, đây cũng chính là loại nhạc cụ được phổ biến nhất, được xem là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

Loại sáo này gắn liền với những bản nhạc cải lương, hát tuồng, hát chèo hay những câu hò điệu lý quen thuộc, đây cũng chính là lý do giải thích tại sao loại nhạc cụ này được ví như linh hồn của các loại nhạc cụ, vì nó chính là điều quan trọng nhất làm nên những bản nhạc mang đậm tính truyền thống của Việt Nam.

Cụ thể là trong những buổi nhã nhạc ở cung đình Huế xưa thì sáo được làm từ trúc chính là loại nhạc cụ quan trọng nhất để thể hiện sự lảnh lót và trong trẻo của những giọng hát cũng như những điệu hò dân tộc. Chính vì vậy, thật không ngoa khi nói loại sáo này là linh hồn nghệ thuật của các loại nhạc cụ.

Cấu tạo của sáo trúc

Không riêng gì những bộ môn như kịch, hát chèo, hát tuồng, cải lương, phim ảnh, thì chơi những loại nhạc cụ âm nhạc cũng được yêu thích và phổ biến rộng rãi trong xã hội nước nhà từ xưa đến nay. Chính vì vậy có rất nhiều người muốn tìm hiểu kỹ về sáo trúc – loại nhạc cụ quan trọng và ưa chuộng nhất.

Cấu tạo của sáo trúc
Sáo trúc gồm có 3 thành phần cấu tạo lại với nhau

Có lẽ hiện nay nhiều người vẫn còn chưa biết được nguyên nhân và nguồn gốc hình thành nên loại nhạc cụ là sáo, nhưng nếu biết được nguồn gốc của nó thì cũng sẽ hiểu được tại sao sáo lại có cấu tạo như vậy.

Theo nhân gian truyền lại rằng, thuở xưa có một vị sơn nhân vào rừng trúc chơi, thấy có một con ong khoét từng lỗ tròn trên thân cây trúc và sau đó, gió thổi ra những tiếng kêu vi vu, thánh thót nhờ thổi qua những cái lỗ đó, và cũng chính người sơn nhân đó chế tạo ra cây sáo để có thể thổi ra được những âm thanh hay đến vậy.

Cấu tạo của cây sáo cũng là một vấn đề mà nhiều người, đặc biệt là những người yêu thích và có ý định thổi sáo làm bằng trúc đang muốn tìm hiểu về nó vẫn còn chưa rõ và nắm chưa kỹ. Sáo trúc có cấu tạo gồm những bộ phận như lỗ thổi, lỗ định âm, thân sáo.

Lỗ thổi trên cây sáo trúc

Lỗ thổi chính là lỗ nằm phía trên đầu cây sáo. Đây chính là nơi mà người chơi sáo sẽ dùng miệng và hơi để thổi vào, thông qua đó phát ra âm thanh, đây cũng chính là một trong những bộ phận chính và không thể thiếu của cây sáo.

Lỗ định âm của cây sáo trúc

Trên mỗi cây sáo trúc đều sẽ có 2 lỗ định âm nằm phía dưới cùng của thân cây sáo. Mỗi cây sáo phát ra âm thanh có chuẩn chính, có đúng với cao độ hay không thường dựa vào 2 lỗ định âm ở phía dưới này, do đó đây cũng chính là một cấu tạo quan trọng làm nên cây sáo.

Thân cây sáo trúc

Tuỳ thuộc vào loại sáo có bao nhiêu lỗ, 6 lỗ hay 10 lỗ mà mỗi thân cây sẽ có các lỗ khác nhau và đây cũng được gọi là ống hơi. Hơi thổi sẽ vào từ đầu này và ra ở đầu kia, tuỳ vào lỗ sáo đang được bịt mở khác nhau.

Đối với âm thanh phát ra ở những lỗ sáo sẽ theo nguyên tắc là càng về phía bên phải âm thanh sẽ trầm hơn, ngược lại, càng về phía bên trái âm thanh phát ra sẽ cao và bổng hơn. Do đó tùy theo bản nhạc mà người chơi sẽ có cách bịt mở lỗ sáo khác nhau sao cho phù hợp.

Có bao nhiêu loại sáo được dùng phổ biến hiện nay

Ở Việt Nam, chơi các loại nhạc cụ dân tộc đặc biệt là sáo trúc vẫn còn được người dân yêu thích và lưu truyền cũng như gìn giữ qua nhiều năm tháng, chính vì lẽ đó mà thị trường buôn bán sáo làm bằng trúc vẫn hoạt động mạnh mẽ và người dân vẫn còn rất quan tâm tìm hiểu.

Có bao nhiêu loại sáo trúc phổ biến hiện nay
Có 2 loại sáo trúc trên thị trường ngày nay

Đối với thị trường Việt Nam ngày nay, sáo được làm bằng trúc được buôn bán với 2 loại phổ biến là sáo 6 lỗ và sáo 10 lỗ, với hai loại này sẽ có những điểm khác nhau nổi bật mà những người đang muốn tìm hiểu về sáo hoặc yêu thích sáo cần nên biết.

Điểm đầu tiên khác nhau dễ nhận thấy nhất chính là số lỗ trên thân cây sáo. Đối với sáo 6 lỗ thì chỉ có sao 6 trên thân không tính lỗ thổi và 2 lỗ định âm, còn đối với sáo 10 lỗ thì ngoài 6 lỗ chính như trên còn có 4 lỗ nhỏ do ngón cái và ngón út phụ trách, tương ứng với nốt thăng giáng.

Cũng chính vì số lỗ nhiều hơn nên điểm nổi bật của sáo 10 lỗ sẽ chơi được hầu hết ở tất cả tone giọng, linh động hơn rất nhiều sao 6 lỗ, do vậy đối với những người làm trong môi trường chuyên nghiệp về nhạc cụ thường sẽ chơi sáo 10 lỗ để tiện lợi hơn trong công việc.

Như vậy, tùy thuộc vào mức độ cần thiết của công việc mà người chơi, khách hàng sẽ lựa chọn loại sáo trúc phù hợp với bản thân mình, tuy nhiên mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau.

Phân biệt sáo ngang và sáo dọc

Phân biệt sáo ngang và sáo dọc
Sáo trúc có hai loại là sáo ngang và sáo dọc để lựa chọn

Với hình ảnh chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo chính là một biểu tượng cho loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam, chính cũng bởi vì một hình tượng mộc mạc, giản dị, đơn sơ nhưng chứa đầy nét truyền thống đó mà sáo được làm bằng trúc đã ăn sâu vào tư tưởng của mỗi con người trên đất Việt.

Cũng dựa vào hình ảnh chú bé chăn trâu thổi sáo đó thì có lẽ sáo trúc mà thường hay nhắc đến là sáo nằm ngang chứ không phải sáo dọc, sáo dọc là sáo chỉ mới xuất hiện sau này, được làm theo một loại nhạc cụ của Phương Tây để người chơi dễ dàng trong cách thổi hơn.

Sáo ngang khi thổi, người chơi sẽ thổi với phương nằm ngang, sẽ điều chỉnh góc độ môi và lỗ thổi sao cho phù hợp với âm thanh mong muốn thoát ra, ngược lại sáo dọc chỉ cần một lỗ để thổi, dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều so với sáo ngang. 

Chính vì vậy, tùy thuộc vào cách chơi và kỹ năng chơi, những người thổi sáo sẽ có phương án lựa chọn phù hợp, muốn dễ dàng thì chọn sáo dọc, muốn dấn thân vào môi trường chuyên nghiệp hơn có thể chọn sáo ngang, nhưng mỗi loại đều có ưu nhược điểm của riêng nó.

Nguyên liệu để làm nên một cây sáo tốt

Hiện nay, việc tìm mua một cây sáo được làm bằng trúc là không khó đối với mọi người, do đó vẫn có nhiều người cầm trên tay chiếc sáo hoàn chỉnh nhưng vẫn không biết nó được làm bằng cách nào và từ những nguyên liệu gì.

Nguyên liệu để làm nên sáo trúc
Nguyên liệu làm sáo trúc cực kỳ đơn giản

Sáo trúc thường được làm bằng trúc hoặc nứa, đây là những loại cây có độ chắc và độ thẳng vừa đủ để làm ra loại nhạc cụ là sao, nhưng để từ một cây trúc, nứa thô vót thành một cây sáo nhẵn bóng là cả một quá trình kỳ công.

Người thợ thủ công phải đo đạt độ dài của trúc, nưuas sao cho phù hợp với từng tone sáo khác nhau, sau đó sẽ khoét những lỗ sáo cho đúng với cao động và tone đã quy định sẵn. Đây chính là bước quan trọng nhất để hình thành nên một loại nhạc cụ dân tộc.

Cùng với đó, người thợ phải hơ bằng lửa để sáo có độ thẳng đứng và phải mài, chuốt, giũa để có được độ bóng loáng phù hợp với mong muốn. đây chính là bước tạo nên vẻ ngoài đẹp mắt của cây sáo được làm bằng trúc.

Có thể thấy nguyên liệu để làm nên sáo trúc không hề cầu kỳ nhưng đòi hỏi người thợ phải thực sự tỉ mỉ trong từng cách và từng bước làm. Điều đó cũng cho thấy được loại nhạc cụ của dân tộc ta được làm một cách công phu, do đó âm thanh phát ra mới có thể độc đáo như vậy.

Các địa chỉ mua sáo uy tín hiện nay

với niềm đam mê nghệ thuật của những người Việt Nam, hiện nay có rất nhiều người muốn tìm mua sáo trúc để có thể học tập và phục vụ cho công việc của mình, do đó thị trường bán sao cũng càng ngày được mở rộng và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.

Tiệm sáo trúc Mão Mèo tại Thanh Xuân, Hà Nội

Mão Mèo tại Thanh Xuân, Hà Nội
Có nhiều tiệm sáo trúc trên thị trường

Đây được xem là một tiệm bán chuyên các loại nhạc cụ và trong đó có cả sáo trúc được thành lập bởi nhạc sĩ Nguyễn Văn Mão có nghệ danh là Mão Mèo. Đây chính là địa điểm mà tất cả những người chơi nhạc cụ tin tưởng gửi gắm và chọn mua những đứa con tinh thần phục vụ công việc của mình.

Tuy nhiên với niềm đam mê bất tận với sáo, nghệ sĩ Mão Mèo đã làm nên một thương hiệu sáo chất lượng có cơ sở, đại lý trên khắp mọi miền đất nước, người nghệ sĩ này đã quảng bá và làm cho vẻ đẹp của cây sáo đẹp hơn gấp nhiều lần trong mắt tất cả mọi người.

Tiệm sáo trúc Bùi Gia

Qua nhiều năm, trải qua một quá trình hình thành và gây dựng thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm, sáo Bùi Gia đã cho không chỉ là khách hàng trong nước mà còn cả quốc tế thấy được những cây sáo làm bằng trúc đẹp và đặc sắc nhất.

Kết luận

Sáo trúc chính là một nhạc cụ dân tộc đáng được tôn vinh, lưu giữ và phát triển đến tận mai sau này, bởi nó mang những vẻ đẹp và cả những linh hồn của dân tộc trong từng âm thanh, hơn nữa nó còn gắn liền với những bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Xem nhiều nhất