Nhắc đến trống cơm, chắc ăn ai cũng nhớ tới bài hát nổi tiếng về loại trống này. Với âm thanh vui tai, âm rung khiến cho trống trở thành một phần nhạc cụ không thể thiếu trong dàn nhạc, ban nhạc của Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho người đọc hiểu hơn về loại nhạc cụ phổ biến này.
Trống cơm là gì? Tại sao lại có tên gọi như vậy?
Theo nhiều nhà khảo cứu về nhạc cụ Việt Nam, dưới triều vua Lê Thánh Tông đời Hồng Đức năm 1470. Có 3 người lần lượt có tên là : Trần Nhân Trung, Đỗ Nhuận và Lương Thế Vinh đã dựa vào nền tảng âm nhạc Trung Hoa thành lập ra cho triều đình Việt Nam 2 bộ nhạc. Chính là bộ Đồng Văn chuyên đặt ra nhạc phổ và bộ Nhả nhạc chuyên dùng tiếng người để ca hát.
Nguồn gốc ra đời của trống cơm
Hai bộ nhạc hoạt động nhiều dưới sự điều khiển của một người quan có tên là Thái Thường Quản Đốc và chỉ chuyên dùng trong việc tế lễ ở triều đình. Những buổi biểu diễn nhạc ở triều đình gồm có nhiều loại nhạc cụ như trống lớn, đèn, long sinh,… nhưng là không sử dụng trống cơm.
Trái lại, cũng trong khoảng thời gian đó những dàn nhạc giao phường của tư nhân ra đời và hoạt động nhiệt tình trong dân gian. Song song với đó là hệ thống âm nhạc của triều đình với nhiều loại nhạc cụ khác nhau nhưng tại thời điểm này đã có thêm trống cơm.
Như vậy, trống chỉ được lưu hành trong những phổ nhạc dân gian, dùng trong những buổi lễ tế thần, buổi lễ hát chèo và nhất là trong những đám ma. Không ai có thể khẳng định được trống ra đời từ lúc nào bởi vì đây là một nhạc cụ xuất phát từ mối tình đầy nước mắt và éo le của một nho sinh và thục nữ.
Tên gọi của trống xuất phát từ đâu?
Theo An Nam Chí Lược của Lê Tắc – bổ sử xưa nhất do người Việt soạn ra về Việt Nam, chỉ ra rằng trống cơm là một loại nhạc cụ, nhạc khí của người Chăm, sau đó được du nhập vào nước ta. Xuất hiện từ thế kỷ thứ 10, sở dĩ có tên gọi như vậy là vì trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nếp xoa vào hai mặt của trống để định âm, tục gọi là cho “ấm tiếng” hài hòa.
Bên cạnh đó, trống cơm cũng có nhiều nét tương đồng với một loại trống có tên là Mridangam thuộc miền Nam của Ấn Độ. Khi đánh, người Ấn Độ cũng dùng một ít cơm nghiền nhỏ hoặc một lớp bột mì trộn nhuyễn như miếng bánh dán lên trên trống làm cho trống có tiếng êm ái hơn.
Cấu tạo của nhạc cụ trống cơm
Để biết được cách sử dụng trống, thì người đọc cần phải tìm hiểu được cấu tạo và âm thanh của trống cơm phát ra. Dưới đây là cấu tạo sơ lược và âm thanh của trống mà bạn nên biết.
Cấu tạo hình thể của trống cơm
Về hình thể, trống cơm được cấu tạo có 2 mặt trống hình tròn, bằng nhau với đường kính từ 15 – 17cm. Mặt trống được bịt bằng da, đường viền được buộc bằng những sợi mây hay dây xạ (da) kéo từ đầu trống này đến tận trống kia để điều chỉnh độ căng của 2 mặt trống.
Tang trống bằng gỗ hình ống tròn dài từ 56 -60cm, hai đầu hơi khum lại, đường kính ở đoạn giữa của tang trống có chiều dài lớn hơn đường kính của mặt trống. Tang trống được các nghệ nhân trang trí bằng những họa tiết được vẽ bằng sơn đỏ hoặc có thể để mộc.
Có nhiều loại trống cơm đường viền được đóng bằng đinh tre vào trong tang trống. Người ta trét cơm ( đa số là cơm nóng) vào giữa trống để có thể định âm. Nếu trét quá nhiều cơm thì âm thanh của trống phát ra sẽ là âm trầm, ngược lại ít cơm thì âm thanh sẽ cao hơn. Mặt trầm của trống được gọi là mặt thổ còn mặt cao sẽ được gọi là mặt kim.
Cấu tạo âm thanh của trống cơm
Hai mặt trống được thiết kế cách nhau một quãng năm đúng. Trống cơm khi phát ra có âm thanh vang nhưng mờ đục, diễn tả được những tâm trạng buồn, sâu sắc. Tiếng trống nghe gần giống với tiếng đàn Hồ lớn bật dây nên đôi lúc nhiều nghệ nhân sử dụng nó để thay âm thanh của đàn hồ lớn. Tùy vào lượng cơm được trét vào mặt trống mà âm thanh cho ra sẽ có chất lượng tốt hay xấu tương ứng.
Hình dáng của chiếc trống mộc mạc bao nhiêu thì tiết điệu của chúng sẽ phong phú bấy nhiêu. Tiếng của trống không thể lẫn lộn với những âm thanh đến từ các nhạc cụ ngoài nước.
Trống vang lên với giọng u buồn, sầu cảm, gợi thương gợi nhớ, khiến cho tâm hồn người thưởng thức ngoạn man hướng về nơi chôn nhau cắt rốn, quên hương nẻo củ. Trong những ngày tháng thanh bình, tiếng trống vang lên thể hiển cho tiếng lòng ai oán của một mối tình tan võ, bi thương của thành sầu vạn cổ.
Cách sử dụng nhạc cụ trống
Khi đánh trống cơm, nghệ nhân sẽ ngồi bệt xuống sàn và để trống nằm trên sàn, dùng đầu gối của chân trái để tì giữ lấy tang trống, hai tay đặt vào mặt trống. Ngón cái của nghệ nhân được đặt vào thành trống còn những ngón khác thì chụm lại vào mặt trống dùng để vỗ trống.
Cũng có nhiều trường hợp, nhạc công/ nghệ nhân dùng quai đeo trống cơm lên cổ để thân trống có thể tựa vào trước bụng. Như vậy có thể đứng, vừa đi, vừa biểu diễn và cũng có thể đánh trống được. Âm thanh tự nhiên của trống phát ra được chia thành 2 loại: tiếng trong ở bên mặt thường và âm đục ở bên mặt có cơm làm vật cản trở sức run.
Ngoài ra, bằng cách vỗ vào cạnh hoặc vào giữa mặt trống bên tay phải, nghệ nhân biểu diễn cũng có thể biến đổi tiếng “trong “ của trống thành hai thứ tiếng khác nhau. Chính là tiếng “âm” ở giữa mặt trống và tiếng “cắc” ở cạnh mặt trống. Khi hòa nhịp thì tiếng “trong” của trống sẽ đi liền với tiếng da của trống Đế, còn tiếng “đục” của trống sẽ đi cùng với tiếng gõ tang của trống Đế.
Không những thế, khi biểu diễn các nghệ nhân cũng cần phải hiểu về một số thuật ngữ cơ bản về trống cơm như:
- Tồn: là sử dụng những ngón tay để đánh trống.
- Bịt: sử dụng 1 tay chặn trên mặt trống, ngón tay kia sẽ đánh, mặt trống kia không bịt lại.
- Vê: kết hợp hai tay để đánh trống để tạo ra hai âm.
Vị trí của trống cơm trong dàn nhạc
Sau khi tham khảo về cách sử dụng, chúng ta cũng nên biết trống cơm được sử dụng với vị trí nào? Trống được sử dụng nhiều trong sân khấu chèo. Khi phụ họa các điệu Hát Chèo cổ chỉ dùng bốn thứ nhạc khí là Trống Đế, Thanh La, Mõ kết hợp với trống cơm. Đây đều là những dụng cụ thành thành phần căn bản cần phải có trong một buổi nhạc và không thể thay đổi.
Mãi về sau khi chịu ảnh hưởng của phong trào “Tuồng hóa” và trong thời kỳ “Cải Lương” nhiều ban nhạc, ban ca nhạc Chèo mới đưa thêm những dụng cụ khác như Đàn Nhị, Hồ Tiêu, Sáo,.. để làm đa dạng tiết mục nghệ thuật. Ngoài ra, trống còn được sử dụng trong những tiết mục văn nghệ trường, văn nghệ lớp,…
Địa điểm bán trống cơm uy tín
Ngoài lựa chọn mua tại những cửa hàng trực tiếp như cửa hàng Ba Hoàn, hay có thể đặt trực tiếp trên mạng,… Để có thể lựa chọn mua cho bản thân một chiếc trống cơm phù hợp, người mua cần phải chọn những địa điểm có đủ các yếu tố sau.
Chất lượng trống cơm uy tín
Trống cơm được cung ứng, cung cấp trên thị trường cần được làm trực tiếp bởi những nghệ nhân có tay nghề cao. Trống phải cho âm thanh sắc sảo, đa dạng mẫu mã, màu sắc, thiết kế và có độ bền cao để có thể sử dụng lâu dài. Những nguyên liệu khi làm nên trống cần phải được chọn lọc chặt chẽ, kỹ càng.
Giá thành hợp lý
Người mua cần phải tham khảo mức giá trên thị trường, chỉ với mức giá khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu đồng là người mua có thể lựa chọn được sản phẩm uy tín. Trống cơm trên thị trường được cung cấp ra phù hợp với hầu hết nhu cầu của khách hàng cũng như túi tiền của họ, để họ có thể thỏa mái lựa chọn mà không cần đắn đo.
Phục vụ khách hàng tận tâm, chính sách rõ ràng
Cần phải tìm đến những địa chỉ uy tín, có chính sách bảo hành cho những khách hàng mua tại cửa hàng. Không những thế, bạn cần tìm những địa chỉ được tư vấn nhiệt tình để có thể mang về cho mình chiếc trống ưng ý nhất. Khách hàng cần phải hỏi thăm những địa điểm có chính sách bảo hành để khi trống có hư hỏng sẽ được bên cửa hàng hỗ trợ kịp thời và sửa chữa nhanh nhất có thể cho mình.
Ý nghĩa xung quanh bài hát trống cơm
Bài hát trống cơm, người ta đang diễu vui người đàn bà chửa (người đàn bà mang bầu). Cái trống khi sử dụng thì sẽ được đeo trước bụng hàm ý nói đến người đàn bà mang chửa trong suốt 9 tháng 10 ngày. Khi nghe hát hầu hết ai cũng hiểu rằng đám con nít đang lội xuống ống để tìm về nơi có tiếng trống.
Sự xuất hiện của đám con nít là từ hư vô, chúng lội qua con sông để tìm đến người đàn bà. Qua bài dân ca trên, tuy còn nhiều tranh cãi nhưng rõ ràng những ca từ của bài hát đều mang đậm tính giáo dục người nghe, đầy tính bác học, tu từ rất chỉnh chu.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều bài Quan họ thông qua hình ảnh cái trống để nói lên những chuyện tình duyên đầy ý nhị, kín đáo như những cái duyên thầm của người phụ nữ xưa từng tôn thờ. Cũng như góp phần thay đổi cách nhìn nhận của con người sau này đối với những sự vật, sự việc của thế giới xung quanh.
Kết luận
Hiện nay, trống cơm đã trở thành nhạc cụ phổ biến, được nhiều người biết đến và sử dụng để trình diễn, biểu diễn. Hy vọng, qua bài viết trên người đọc sẽ biết được nguồn gốc, cấu tạo và hiểu được ý nghĩa đằng sau những câu chuyện, bài hát xung quanh nó.